Tên lửa mới của Trung Quốc bay đi đâu?

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, chính phủ nước này trong tương lai gần có thể quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa không gian "Trường chinh-9" (LM-9), có khả năng mang lên quỹ đạo thấp của Trái đất hơn 140 tấn hàng.

Một số bài viết đã gọi LM-9 là thách thức đối với tên lửa hạng nặng "Falcon-9" của Elon Musk. Sự thể có phải như vậy không, và Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa mới này như thế nào? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói với Sputnik.

Trước hết, cần lưu ý rằng việc phát triển tên lửa mới dành cho triển vọng dài hạn. Theo các nhà thiết kế, việc này có lẽ phải mất thêm 10 năm nữa. Trên thực tế, thời hạn thực hiện các dự án kỹ thuật phức tạp như vậy nói chung là rất khó dự đoán. Ngoài ra, việc thực hiện dự án đòi hỏi, ngoài việc phát triển tên lửa, còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trên mặt đất. Có nghĩa là gia tăng chi phí và công việc đáng kể cho đội ngũ kỹ thuật.


Việc phát triển tên lửa mới dành cho triển vọng dài hạn.

Do đó sẽ là hợp lý nếu công việc chính của dự án này sẽ được bắt đầu sau khi đưa vào sản xuất hàng loạt và giải quyết các vấn đề tồn đọng của chương trình tên lửa "Trường Chinh-5". Sự thành công của Chương trình tàu vũ trụ có người lái và việc xây dựng, vận hành Trạm quỹ đạo cũng tạo thuận lợi cho dự án tên lửa mới.

Vấn đề cạnh tranh giữa LM-9 với tên lửa đẩy hạng nặng "Falcon-9" của Elon Musk hầu như không được đặt ra. Khi các thiết bị điện tử được thu nhỏ và khối lượng của con tàu vũ trụ giảm đi, nhu cầu thương mại đối với các tên lửa hạng nặng này sẽ là tối thiểu. Chúng chỉ cần cho các dự án phi thương mại liên quan đến thăm dò không gian và do đó không thể coi là sự cạnh tranh.

Trung Quốc có kế hoạch dài hạn cho các chuyến bay có người lái lên mặt trăng hay dự án thăm dò và phát triển sao Hỏa, có thể thực hiện vào những năm 2030. Giả định rằng LM-9 sẽ có thể vận chuyển khoảng 50 tấn hàng hoá tới quỹ đạo mặt trăng, điều này sẽ giúp thực hiện sứ mệnh một cách thuận lợi.

Ngân hàng Thương mại Ukraina «Yuzhnoye» đã ký một hợp đồng với phía Trung Quốc vào năm 2017 về việc chuyển giao cho nước này công nghệ Liên Xô liên quan đến tàu vũ trụ thăm dò Mặt trăng L-3 cùng phương tiện phóng. Điều này có thể cho thấy mức độ nghiêm túc trong ý định của Trung Quốc về việc phát triển chương trình Mặt trăng. So với tàu Appollo của Mỹ, L-3 của Liên Xô cũ nhỏ hơn nhiều và chỉ cho phép hạ cánh một nhà du hành lên mặt trăng. Có thể họ sẽ không sao chép thiết kế của Liên Xô, nhưng sẽ là điểm khởi đầu cho việc chế tạo con tàu Trung Quốc to lớn và hoàn thiện hơn. Theo các tuyên bố trước đây của đại diện ngành công nghiệp Trung Quốc, tàu vũ trụ của họ bay lên mặt trăng sẽ có bốn chỗ ngồi.

Một hướng nữa trong việc sử dụng tên lửa này trước đây đã được đề cập đến là việc phóng một trạm thăm dò tự động tới sao Hỏa và quay trở về Trái đất cùng với mẫu đất đá từ đó. Có lẽ, LM-9 nên được coi là một dự án "uy tín" lâu dài, không liên quan trực tiếp đến nhu cầu của nền kinh tế và quốc phòng Trung Quốc. Có lẽ dự án tên lửa này sẽ trở thành "viên ngọc" trong chương trình vũ trụ Trung Quốc, sau khi dự án tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc cuối cùng đã đạt đến mức độ phát triển của Mỹ, Nga, và những phát triển mới tiếp theo sẽ trở thành sự quen thuộc và không gây ra bất ngờ nào trên thế giới.

Cập nhật: 21/02/2018 Theo Dân Việt/Sputnik
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video