Các nhà khoa học thuộc Trung tâm hải dương học quốc gia, Southampton đã có chuyến thám hiểm những ngọn núi lửa sâu nhất dưới đáy đại dương. Họ đã phát hiện ra những gì đang tồn tại trong “thế giới mất tích” nằm sâu 5 kilomet dưới biển Caribê.
Nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Jon Copley mới đây đã được Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên trao tặng 462.000 bảng cho chuyến thám hiểm Cayman Trough nằm giữa đảo Jamaica và Cayman. Khe nứt dưới đáy biển Caribê này dẫn tới độ sâu trên 5000 m dưới mặt nước biển. Ở đó có một chuỗi núi lửa dưới đáy đại dương sâu nhất của thế giới cho đến nay vẫn chưa hề được khám phá.
Các nhà nghiên cứu dự định tiến hành hai chuyến thám hiểu trong vòng 3 năm tới bằng cách sử dụng tàu nghiên cứu tiến tiến nhất của Anh Quốc có tên RRS James Cook. Nhóm thám hiểm có thể phóng tàu Isis điều khiển từ xa và một tàu ngầm rôbot của Anh từ con tàu có tên Autosub6000 xuống vực sâu.
Nhóm sẽ tìm kiếm thêm các đặc điểm địa chất cũng như các loài sinh vật biển mới sống ở khe nứt trên đáy biển. Tiến sĩ Bramley Murton kiêm nhà địa chất học sử dụng hệ thống định vị xôna không làm ảnh hưởng đến cá voi để lập bản đồ dãy núi lửa dưới đáy biển chưa từng có nhằm tìm hiểu sự hình thành của chúng. Cùng lúc đó tiến sĩ Kate Stansfield kiêm nhà hải dương học sẽ lần đầu tiên nghiên cứu các dòng hải dương sâu dưới khe Cayman Trough. Còn tiến sĩ Doug Connelly kiêm nhà hóa địa chất học sẽ săn tìm các miệng núi lửa trên đáy biển. Miệng núi lửa là nhà của những sinh vật kì lạ dưới đáy biển sâu sẽ được tiến sĩ Jon Copley và giáo sư Paul Tyler – hai chuyên gia sinh vật học biển – nghiên cứu.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm hải dương học quốc gia, Southampton đã có chuyến thám hiểm thế giới của những ngọn núi lửa sâu nhất dưới đáy đại dương. Họ đã phát hiện ra những gì đang tồn tại trong “thế giới mất tích” nằm sâu 5 kilomet dưới biển Caribê. (Ảnh: ScienceDaily) |
“Khe Cayman Trough có thể là “thế giới mất tích” cung cấp cho chúng ta những thông tin còn thiếu về sự sống dưới đáy biển sâu”, tiến sĩ Copley nói. Copley hiện là giảng viên Trường khoa học biển và trái đất thuộc Đại học Southampton. Miệng núi lửa ở Đại Tây Dương là nhà của gia đình tôm mù cũng như là nơi trú ngụ của những con trai khác thường. Nhưng các miệng núi lửa tương tự ở phía bắc Thái Bình Dương lại là nơi ở của những con giun ống dài cả mét trông thật kỳ quái. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra những sinh vật sống dưới khe Cayman Trough nhằm tìm hiểu liệu chúng có liên quan đến các sinh vật ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương hay không; hay là chúng hoàn toàn khác biệt.
Trước khi Bắc Mỹ và Nam Mỹ kết hợp lại với nhau vào 3 triệu năm trước, lúc đó tồn tại một hàng lang lưu chuyển rất sâu từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương. Điều này có nghĩa là các núi lửa dưới đáy biển thuộc khe Cayman Trough có thể ấn chứa “mắt xích còn thiếu” giữa sự sống dưới đáy biển giữa hai đại dương lớn. Việc tìm ra các sinh vật sống dưới khe sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được mô hình sự sống trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Copley nói: “Đại dương sâu thẳm là hệ sinh thái lớn nhất trên hành tinh của chúng ta, do đó chúng ta cần tìm hiểu mô hình sự sống của nó. Chuyến thám hiểm trong lòng đại dương cũng đã giúp chúng ta tìm ra biện pháp điều trị ung thư mới cũng như những sợi cáp quang internet, tất cả đều nhờ những sinh vật trong lòng biển sâu”.
Làm việc ở những độ sâu trên 5 kilomet đòi hỏi phải có các thiết bị lặn sâu gần như tối đa. Isis là phương tiện điều khiển từ xa có thể lặn sâu nhất của Anh Quốc, nó đạt tới độ sâu 6.500 m. Nhóm nghiên cứu sẽ điều khiển Isis từ tàu nghiên cứu của họ để quay phim đáy đại dương cũng như thu thập các mẫu vật từ cánh tay rôbôt của nó.
Autosub6000 – một phương tiện tự động dưới đáy biển khác được sản xuất tại Southampton – có thể lặn tới 6.000 m. Autosub6000 là phương tiện hoạt động dưới nước tự động, nó là tàu ngầm rôbôt có thể tự thực hiện các nhiệm vụ được giao mà không cần điều khiển từ xa. Nhóm nghiên cứu sẽ phóng Autosub6000 từ tàu của họ để khảo sát khu vực cũng như săn tìm các miệng núi lửa dưới đáy biển.
Tiến sĩ Copley cho biết: “Miệng núi lửa dưới đáy biển nằm trên vùng biển Anh Quốc được Liên Hợp Quốc công nhận. Hiện chúng tôi đã có kỹ thuật thích hợp để thám hiểm”. Công chúng sẽ có thể theo dõi tiến trình của chuyến thám hiểm qua các trang web được tàu thám hiểm cập nhật. Nhóm cũng mời một giáo viên cùng hợp tác và chia sẻ chuyến thám hiểm khoa học với các lớp học trên toàn thế giới”.