Than sinh học sản xuất từ vỏ mía và mùn cưa

Các nhà khoa học đã dùng vỏ trấu, mùn cưa để chế tạo than sinh học giúp phát thải ít khí CO2, giảm tình trạng thiếu nhiên liệu hóa thạch.


Than sinh học được sản xuất từ hỗn hợp vỏ mía và mùn cưa. (Ảnh: Biogreen Energy)

Các nhà nghiên cứu Đại học Khoa học và Công nghệ (An Huy,Trung Quốc) tìm cách chế tạo than sinh học từ rác thực vật, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Để chế tạo than sinh học, nhóm nghiên cứu tiến hành nhiệt phân các loại rác thực vật như vỏ trấu, mùn cưa, thân ngô ở nhiệt độ 500 độ C trong môi trường yếm khí. Quá trình này tạo ra dầu sinh học. Sau đó, dầu sinh học được chưng cất trong môi trường từ nhiệt độ phòng đến khoảng 240 độ C. Sản phẩm thu được là các than sinh học và hóa chất dạng lỏng.

Một số các loại rác thực vật thường bị bỏ đi trong khi chúng có đặc điểm ổn định về mặt hóa học, đem lại giá trị cao về năng lượng. Việc sử dụng than sinh học giúp sản sinh ít khí CO2 ra môi trường vì than sinh học không chứa các thành phần độc hại như kẽm, chì, mangan, gây ô nhiễm môi trường. Phát triển than sinh học nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung là điều cần thiết để giảm tình trạng thiếu nhiên liệu hóa thạch và các vấn đề biến đổi khí hậu. Ngoài thay thế than tự nhiên, than sinh học có thể thay thế cho khí gas phục vụ sinh hoạt.

Cập nhật: 17/01/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video