Thành phố bỏ hoang nắm giữ bí ẩn nền văn minh cổ đại

Trong những năm đầu thập niên 70, một guaquero địa phương (guaquero nghĩa là ‘trộm mộ’) là Florentino Sepúlveda và hai con trai Julio César và Jacobo, đã tình cờ thấy một thành phố cổ ở dãy núi Sierra Nevada của Colombia, sau khi leo lên 1.000 bậc thang bằng đá từ một bờ sông.

Ciudad Perdida: Thành phố bỏ hoang nắm giữ bí ẩn nền văn minh cổ đại


Ảnh của thành phố bị biến mất ở dãy núi Sierra Nevada de Santa Marta. (Ảnh: paradiseintheworld.com)

Một nguồn tin khác nói rằng những người trộm mộ này đã tìm thấy thành phố bị bỏ hoang trong khi đang săn những bộ lông chim nhiệt đới. Thành phố bỏ hoang này có kho báu, và Sepúlveda đã không lãng phí thời gian để vơ vét địa điểm này. Tin tức nhanh chóng được lan truyền rộng khắp, thu hút những người trộm mộ khác, những người muốn một phần giàu có. Kết quả là, những cuộc ẩu đả chết người đã nổ ra giữa các băng nhóm cạnh tranh để giành quyền kiểm soát địa điểm này. Các tay trộm mộ đã gán cho địa điểm này cái tên Infierno Verde (nghĩa là ‘Địa ngục xanh’). Tuy nhiên hôm nay, địa điểm này được gọi là Ciudad Perdida (nghĩa là ‘thành phố bị bỏ hoang’). 


Người bản địa Koguis Shaman ở Ciudad Perdida. Người ta nói rằng người Koguis ngày nay là những người bảo tồn nền văn minh Tayrona. Chụp bởi Uhkabu, 2014. (Nguồn: Wikipedia Commons)

Người ta cho rằng, Ciudad Perdida đã được xây dựng trong thế kỷ thứ 9, và đã bị Tayrona chiếm đóng cho đến mãi cuối thế kỷ 19. Mặc dù công việc khảo cổ đã được tiến hành tại Ciudad Perdida trong hơn 30 năm, người ta ước tính rằng chỉ 10% toàn bộ địa điểm này được khai quật chính xác. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 200 công trình có diện tích khoảng 0,3 km vuông. Những kiến trúc này bao gồm nhiều ngôi nhà có kích cỡ khác nhau, ruộng bậc thang, những con đường đá xanh, cầu thang, trung tâm thương mại, khu vực lễ tân và ăn uống, kênh rạch, kho bãi.

Ảnh chụp cho thấy vẻ đẹp của các công trình đá tại Ciudad Perdida, 2010. (Nguồn: Wikipedia Commons)

Mặc dù những người trộm mộ đã hết sức nhẫn tâm trong cuộc cướp bóc, nhưng họ đã không đạt được mục đích lấy tất cả mọi thứ từ Ciudad Perdida. Vì vậy, công việc khảo cổ sau đó được tiến hành tại các địa điểm này đã thu được các hiện vật khác nhau có thể làm sáng tỏ về những người Tayrona từng định cư ở Ciudad Perdida. Các hiện vật bao gồm đồ gốm, cả những đồ vật sử dụng trong nghi lễ và công việc hằng ngày, sản phẩm bằng vàng, cũng như dây chuyền bán đá quý. Một số hiện vật được trưng bày tại Santa Marta, một thành phố ven biển gần di tích khảo cổ này, và ở Museo Del Oro, trong thủ đô Bogotá.


Chuông Crotal, bằng hợp kim vàng và đồng của văn hóa Tayrona, 1000-1500 SCN, tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York, 2010. Ảnh chụp bởi Janmad. (Nguồn: Wikipedia Commons)

Vào giữa những năm 1970, một vài năm sau khi Sepúlveda phát hiện ra Ciudad Perdida, chính phủ Colombian đã bước vào giải quyết vấn đề này. Quân đội và những nhà khảo cổ đã được gửi đến để bảo vệ khu vực quan trọng này. Tuy nhiên, những trận chiến vẫn thỉnh thoảng xảy ra và những tay trộm mộ vẫn tiếp tục cướp bóc trong nhiều năm.

Ngoài nhóm người trộm mộ, rừng rậm xung quanh cũng bị chiến tranh ma túy và các hoạt động bán quân sự cản trở từ giữa những năm 1960.

Năm 2003, một nhóm tám du khách nước ngoài và hướng dẫn viên của họ đã bị nhóm du kích ELN bắt cóc trong khi trên đường đến Ciudad Perdida. May mắn thay, họ đã được thả ra ba tháng sau đó. Sau vụ việc này, đường đến Ciudad Perdida đã bị đóng cửa ngăn công chúng. Duy chỉ trong năm 2005, du khách đã một lần nữa được cho phép đến tham quan di tích cổ đại này, sau khi quân đội được gửi đến để đảm bảo an toàn cho hành trình.


Thành phố bị bỏ hoang bí ẩn trong Vườn quốc gia Tayrona, Santa Marta, Colombia. (Nguồn: sumak-travel.org)

Sự tăng cường an ninh này khiến lượng khách du lịch gia tăng. Ví dụ, số lượng du khách đến Ciudad Perdida đã tăng từ 2000 người năm 2007 lên 8000 người trong năm 2011.

Trong khi du lịch có thể là một thế mạnh tiềm năng thay thế cho việc buôn bán ma túy để làm nguồn thu nhập trong khu vực, nó đặt ra những vấn đề riêng. Ví dụ, hoạt động du lịch nếu không được kiểm soát sẽ tác động tiêu cực đối với di tích này. Ngoài ra, ngành du lịch có thể làm gia tăng cướp bóc tại các di tích ít được biết đến trong khu vực nếu không có cơ quan chức năng giám sát. Hiện vật bị cướp bóc có thể bị bán trên thị trường chợ đen cho khách du lịch như là “quà lưu niệm”.

Theo Tinh hoa
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video