Thắp sáng bóng đèn bằng máu

Với ánh sáng phát quang màu xanh, loại bóng đèn kỳ lạ này thực sự là bóng đèn hóa học và chúng chỉ phát sáng khi có máu người.

>>> Video: Thắp sáng bóng đèn bằng máu

Một nhà thiết kế người Mỹ sáng tạo nên chiếc đèn độc đáo này. Hơn nữa, anh còn đưa ra cách sử dụng khác thường. Người dùng đập vỡ đầu bóng đèn, lấy mảnh thủy tinh vỡ cứa đứt tay để có nguồn máu làm đèn phát sáng.


Khi máu phản ứng hóa học với dung dịch bên trong đèn, nó sẽ cho ánh sáng xanh.

Nhà thiết kế Mike Thompson cho rằng, anh đang nỗ lực để giúp mọi người nhận thức rõ hơn về lối sống luôn sẵn có của xã hội hiện tại.

Anh Mike cho hay, người Mỹ sử dụng trung bình 3.383kwh năng lượng mỗi năm. Lượng năng lượng hao tổn tương tự khi thắp sáng bóng đèn trong bốn căn phòng suốt 12 tháng.

Trên website cá nhân, anh Mike viết, bóng điện này là một phần của dự án với nỗ lực khiến mọi người phải tự hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như nguồn năng lượng đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cá nhân”.

Nếu bạn mất quá nhiều máu cho chiếc bóng đèn phát sáng, đồng nghĩa tính mạng bạn bị đe dọa. Hãy sử dụng nhiều năng lượng đẩy môi trường đến nguy cơ thảm họa xấu.

Bóng đèn hoạt động dựa trên một hỗn hợp chất hóa học, có thể tương tác với máu người để phát sáng.

“Bằng việc tạo ra bóng đèn chỉ sử dụng một lần, người dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng khi nào nguồn sáng đó là cần thiết, buộc họ phải suy nghĩ lại việc họ đã lãng phí nguồn năng lượng ra sao và nó quý giá đến đâu”, anh Mike nói.

Tham khảo: Daily Mail

Theo Tiền Phong, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video