Thế giới đón siêu trăng cuối cùng trong năm

Theo AL, siêu trăng xuất hiện khoảng 4-6 lần trong năm, nhưng không phải lần nào cũng đi kèm với trăng tròn. Đêm 26/10 và rạng sáng hôm nay 27/10 là thời điểm trăng tròn gần nhất sau Thu phân trong năm, được gọi là Trăng của Thợ săn (Hunter's Moon). Ở Việt Nam, trăng tròn sẽ xuất hiện vào khoảng 19h ngày 27/10, trùng với rằm tháng 9, theo Time and date.

Đón xem siêu trăng cuối cùng trong năm 2015

Theo Earth Sky, mỗi lần trăng tròn đều có tên riêng, liên quan đến các tháng trong năm, hay theo mùa, chẳng hạn như Trăng mùa thu hoạch (Harvest Moon) và Trăng của Thợ săn (Hunter’s Moon). Harvest Moon là trăng tròn gần nhất với thời điểm Thu phân trong năm, còn Hunter’s Moon là trăng tròn ngay sau Harvest Moon.

Đối với những người sống ở Bắc Bán Cầu, thời điểm Thu phân năm 2015 diễn ra vào ngày 23/9. Trăng tròn xuất hiện hôm 27/9 là Harvest Moon ở Bắc Bán Cầu, đêm hôm đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Vì vậy, trăng tròn hôm 26, 27 tháng 10 chính là Hunter’s Moon. Ngay sau khi Mặt Trời lặn, Mặt Trăng mọc ở ngay đường chân trời, nó sẽ tỏa sáng trên bầu trời từ lúc hoàng hôn và sáng nhất vào lúc nửa đêm.


Hình ảnh Trăng của Thợ săn năm 2014. (Ảnh: Flickr).

Đối với Nam Bán Cầu, thời điểm Thu phân diễn ra vào giữa tháng 3 hàng năm. Do đó, thông tin về Harvest Moon và Hunter’s Moon trong bài viết này sẽ được áp dụng cho những người sống ở đây trong tháng 3 và tháng 4 năm sau.

Tại Bắc Bán Cầu, Harvest Moon thường rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10, vì vậy Hunter’s Moon sẽ xảy ra vào tháng 10 hoặc 11. Trung bình Mặt Trăng sẽ mọc muộn hơn khoảng 50 phút so với ngày hôm trước. Nhưng khi trăng tròn xuất hiện gần với Thu phân, có thể là Harvest Moon hoặc Hunter’s Moon, thì nó sẽ chỉ mọc muộn hơn so với ngày hôm trước từ 30 đến 35 phút.

Nguyên nhân là do mặt phẳng hoàng đạo, hay quỹ đạo của Mặt Trăng tạo thành một góc hẹp so với đường chân trời buổi tối trong khoảng thời gian Thu phân. Điều này khiến cho thời điểm Mặt Trăng mọc vào những ngày kế tiếp, gần với Hunter’s Moon, trở nên ngắn hơn.

Sau khi Hunter’s Moon xảy ra, tại vĩ độ Bắc chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt Trăng mọc cao hơn ở phía Đông, đồng thời xuất hiện sớm hơn trên một đường thẳng sau khi Mặt Trời lặn.


Hunter’s Moon mọc lên ngay sau khi mặt trời lặn. (Ảnh: Classical Astronomy).

Trăng của Thợ săn chỉ là trăng tròn bình thường. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó trông có vẻ lớn hơn, sáng hơn và nhiều màu cam hơn thông thường. Nguyên nhân là do nó mọc ở gần đường chân trời, ánh sáng đi từ Mặt Trăng phải chiếu xuyên qua bầu khí quyển dày hơn trên Trái Đất so với lúc nó ở đỉnh đầu.

Ánh sáng có bước sóng ngắn như xanh hoặc tím bị bầu khí quyển tán xạ gần hết, chỉ còn ánh sáng có bước sóng dài màu đỏ-cam tới được mắt người quan sát (ánh sáng bước sóng càng ngắn thì bị tán xạ càng mạnh). Do đó, trăng tròn mọc gần đường chân trời sẽ có màu vàng, da cam hoặc hơi đỏ. Lúc này, Mặt Trăng trông to hơn hoàn toàn không phải vì nó lớn hơn, mà là do hiệu ứng Ảo giác Mặt Trăng (Moon illusion).

Hầu hết khi xảy ra Hunter’s Moon thì Mặt Trăng không sáng hơn bình thường. Tuy nhiên, năm 2015 là trường hợp ngoại lệ vì nó gần trùng với thời điểm siêu trăng. Phải đến tháng 10 sang năm, chúng ta mới được ngắm hiện tượng này lần nữa.

Siêu trăng xảy ra do Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip chứ không phải tròn, với khoảng cách trung bình 384.000km. Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700km. Siêu trăng là trăng tròn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất, hay còn gọi là "minimoons".

Mặt Trăng di chuyển tới cận điểm vào ngày 26/10, ít hơn 24 giờ trước khi trăng tròn. Ngày nay, người ta cũng gọi những lần trăng gần tròn như trên là siêu trăng. Kích thước và độ sáng của một siêu trăng phụ thuộc vào vị trí người quan sát. Mặt Trăng đêm nay sẽ lớn hơn và sáng hơn so với ngày 27.


Quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Đôi khi nó gần với Trái Đất hơn so với những thời điểm khác, chẳng hạn trường hợp Hunter’s Moon năm nay. (Ảnh: Brian Koberlein).

Vậy tên gọi Harvest Moon và Hunter’s Moon xuất phát từ đâu? Vào mỗi mùa thu, thời gian bóng tối xuất hiện khá ngắn giữa lúc Mặt Trời lặn và trăng lên trong nhiều ngày liên tiếp xung quanh thời điểm trăng tròn. Thời kỳ chưa có đèn, ánh sáng Mặt Trăng giúp nông dân thu hoạch cây trồng (Harvest Moon). Khi ánh sáng Mặt Trời mờ dần về phía Tây, Mặt Trăng sẽ mọc lên ở phía Đông để thắp sáng cánh đồng suốt đêm.

Một tháng sau khi việc thu hoạch mùa màng hoàn tất, ánh sáng trăng tròn (Hunter’s Moon) sẽ chiếu sáng con mồi trên gốc rơm rạ còn sót lại ở đồng ruộng, và là thời điểm lý tưởng để đi săn. Do đó, tên gọi Harvest Moon và Hunter’s Moon có thể xuất phát từ truyền thống này.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video