Các nhà khoa học vừa khai quật được mẫu hóa thạch của loài vượn và khỉ cổ thế giới (Old World Monkeys) trong lòng sông ở Tanzania.
Hóa thạch tìm thấy gồm một răng hàm thuộc về loài mới Nsungwepithecus, thành viên già nhất trong nhóm động vật linh trưởng bao gồm cả loài khỉ cổ thế giới (cercopithecoids). Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mẩu xương hàm, gồm một răng tiềm hàm và ba răng hàm, được cho rằng thuộc về chi mới Rukwapithecus, thành viên đầu tiên của nhóm hominoids, nhóm này chứa các loài dã nhân (khỉ đột, tinh tinh, bonobo, đười ươi và cả con người) và thấp hơn khỉ (vượn).
Hình ảnh phác thảo hai loài mới: Rukwapithecus (trái) và khỉ cổ thế giới Nsungwepithecus (phải) - (Ảnh: LiveScience)
Các nhà nghiên cứu ước tính Rukwapithecus có cân nặng khoảng 12kg. Do hóa thạch của Nsungwepithecus bị phân mảnh, kích thước của nó thì khó dự đoán, nhưng có thể hơi nhỏ hơn so với Rukwapithecus.
Những tàn tích hóa thạch của hai nhóm động vật linh trưởng mới này cách đây 25 triệu năm, lấp đầy khoảng trống trong dữ liệu hóa thạch, tiết lộ thời gian đầu tiên khi mà vượn và khỉ bắt đầu tách ra.
Ông Nancy Stevens, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà nhân chủng học thuộc Đại học Ohio ở Athens, cho biết: "Phát hiện này rất quan trọng vì đã cung cấp các bằng chứng hóa thạch đầu tiên cho một trong những nhóm động vật linh trưởng”.
Bằng chứng ADN từ lâu cho rằng vượn và khỉ thế giới cũ tách ra từ một tổ tiên chung cách đây 25-30 triệu năm. Nhưng cho đến nay không có hóa thạch lớn hơn 20 triệu năm đã được tìm thấy.
Tuổi của mẫu vật mới mở rộng nguồn gốc của loài vượn và khỉ thế giới cũ vào kỷ nguyên Oligocene, kéo dài từ 23-34 triệu năm trước. Trước đây, chỉ có ba loài linh trưởng đã được biết đến trong kỷ nguyên Oligocen trên toàn cầu, Stevens nói.