Thiên hà phát sáng cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng

Hình ảnh mới về thiên hà IC4870 đang hoạt động có thể giúp giới khoa học hiểu kỹ hơn về sự tiến hóa của thiên hà.


Thiên hà IC4870 là nơi nhiều ngôi sao mới ra đời. (Ảnh: NASA).

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA chụp lại chi tiết thiên hà IC4870, UPI hôm 8/6 đưa tin. IC4870 nổi bật giữa bức ảnh với hàng loạt ngôi sao khác xung quanh.

IC 4870 thuộc nhóm thiên hà Seyfert với phần tâm tỏa sáng cực mạnh, tương tự quasar hay chuẩn tinh. Đây là hai trong những dạng vật thể sáng nhất trên bầu trời. Xung quanh là các vệt khí xanh và mây phân tử góp phần dẫn đến sự hình thành sao mới.

Hubble từng chụp IC4870 trong những nghiên cứu trước về thiên hà đang hoạt động, hay đang tích cực hình thành sao mới, gần Trái Đất. Tuy nhiên, có lẽ hình ảnh mới là rõ nét và ấn tượng nhất. Nhờ quan sát phần tâm hoạt động của các thiên hà gần, giới khoa học có thể hiểu thêm về quá trình chúng tiến hóa.

IC4870 được nhà thiên văn DeLisle Stewart phát hiện lần đầu năm 1900. Vì tâm thiên hà Seyfert rất sáng, có thể lấn át phần còn lại của thiên hà, nên việc chụp ảnh không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Cập nhật: 11/06/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video