Thiên thạch gần 200m bay về phía Trái đất

Thiên thạch to ngang Đại kim tự tháp chuẩn bị bay sượt qua hành tinh của chúng ta trong ngày 7/11 ở tốc độ hơn 46.670km/h.


Mô phỏng thiên thạch lớn bay qua Trái đất. (Ảnh: iStock).

Thiên thạch mang tên 2020 TY1 được phát hiện lần đầu tiên hồi tháng 10/2020. Theo dự kiến, nó sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 5,6 triệu km, gấp 14 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, không gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta.

Đây là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất bay qua Trái đất trong vài tuần gần đây. Một thiên thạch kích thước tương đương lao sượt qua Trái đất hôm 22/10 với chiều rộng 79 - 180km, lớn ngang Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập (cao 139 m).

Dù bay cách hàng triệu kilomet, 2020 TY1 vẫn được xem là vật thể gần Trái đất (NEO). NASA đang theo dõi những vật thể này để phát triển kế hoạch phòng thủ hành tinh, cho phép phát hiện và theo dõi các thiên thể có khả năng gây nguy hiểm (đến gần Trái đất trong bán kính 8 triệu km và có chiều rộng hơn 30 m. Vật thể lớn cỡ đó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Hôm 2/11, một tiểu hành tinh bay đến cực gần Trái đất xét về mặt thiên văn, ở khoảng cách 6.437 km. Thiên thạch đường kính 4 m này là thiên thạch bay qua gần Trái đất nhất trong 12 tháng qua, theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất của NASA (CNEOS).

Cập nhật: 08/11/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video