Nghiên cứu dẫn đầu bởi trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard (NASA) cho thấy thiên thạch mang tên Asuka 12236 rơi xuống Nam Cực là một "viên nang thời gian" chứa đựng vô số thông tin về sự hình thành của Hệ Mặt trời và các "khối xây dựng sự sống" sơ khai.
Thiên thạch bí ẩn được xác định là cổ xưa hơn cả Mặt trời, được làm nên từ những vật liệu sơ khai của thiên hà Milky Way. Thứ đáng chú ý nhất là Asuka 12236 giống như một "quả bom sự sống": nó dày đặc axit amin, một dạng "khối xây dựng sự sống" cơ bản nhất. Với tuổi đời hàng tỉ năm của thiên thạch, nó có thể là những axit amin lâu đời nhất được tìm thấy.
Cận cảnh mảnh thiên thạch mang bí ẩn về sự định hình sự sống Trái đất - (ảnh: GODDARD/NASA).
Đặc biệt hơn, các axit amin sơ khai trong thiên thạch này mang sự bất đối xứng trùng khớp kỳ lạ với các axit amin của Trái đất.
Từ lâu, người ta đã nhận ra cuộc sống không đối xứng ở một mức độ rất nhỏ. Các axit amin - các khối cấu tạo của protein, các phân tử lớn vận hành cơ thể chúng ta và mọi người - mỗi loại đều có hai dạng phản chiếu, mà các nhà khoa học gọi là thuận tay trái và phải. Nhưng tất cả sự sống mà các nhà khoa học đã nghiên cứu chỉ sử dụng các axit amin thuận tay trái; Các phiên bản thuận tay phải của các phân tử này tồn tại nhưng không biến nó thành protein. Không ai biết tại sao.
Thiên thạch này cho thấy từ trước khi sự sống bắt đầu, tính thiên vị trong cấu trúc sự sống đã được định hình từ lâu, từ một nơi xa thẳm nào đó trong không gian. Để rồi theo chân các tiểu hành tinh sơ khai, các axit amin này đi vào Hệ Mặt trời, gieo mầm và định hình sự sống trên Trái đất..
Goddard và các đơn vị trực thuộc NASA khác đang triển khai các kế hoạch đưa tàu vũ trụ đi thật xa và mang về những viên đá không gian từ những vật thể sơ khai tương. Họ tin rằng những viên đá được lấy bằng tàu vũ trụ sẽ tinh khiết còn hơn thiên thạch bởi không bị ô nhiễm trên chặng đường dài đến Trái đất, từ đó giúp giải mã nguồn gốc và cách thức sự sống Trái đất hình thành.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Meteoritics & Planetary Science.