Thiên thạch to như ngọn núi đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch với kích thước lớn này đang bay về hướng Trái Đất, có thể không xảy ra va chạm nhưng vẫn thuộc diện cần quan sát.

Thiên thạch này có tên 52768 (1998 IR2), được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên cách đây 22 năm. Theo trang web quan sát thiên thạch của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, thiên thạch này sẽ tiến đến gần Trái Đất vào ngày 29/4.


Thiên thạch tiến đến gần, thậm chí bay vào tầng khí quyển của Trái Đất là bình thường. Tuy nhiên, chỉ những thiên thạch với đường kính hàng km mới có thể gây nguy hiểm. 

52768 (1998 IR2) có thể sẽ sượt qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất vào khoảng 6,3 triệu km với vận tốc hơn 31.000km/h. JPL ước tính đường kính của thiên thạch có thể lên tới 4,1 km, tức là tương đương một ngọn núi cao trên Trái Đất. Kích thước và khoảng cách này đủ để xếp thiên thạch 52768 vào dạng "có thể gây nguy hiểm" và cần theo dõi.

"Chúng tôi phát hiện tiểu hành tinh vào tháng trước khi cài đặt thiết bị phân tích dữ liệu và điện toán mới, giúp tăng tốc tìm kiếm các vật thể gần Trái Đất. Điều này cho thấy những nỗ lực trong việc tìm kiếm của chúng tôi đã được đền đáp", ông Steven Pravdo, quản lý dự án theo dõi tiểu hành tinh gần Trái Đất của JPL nói trên Fox News.

Dự án này theo dõi rất nhiều thiên thạch, tiểu hành tinh tới gần Trái Đất. Thực tế trong một tháng có thể có tới trên 10 thiên thạch tiến tới gần Trái Đất. Tuy nhiên hầu hết đều bay ngang qua hành tinh của chúng ta với khoảng cách hàng trăm nghìn km, và nếu có hướng tới Trái Đất thì chúng cũng bị đốt cháy khi bay qua thượng tầng khí quyển.

Tuy nhiên, những vật thể có kích thước lớn không bị đốt cháy sẽ gây ra thảm họa khủng khiếp nếu va chạm với "hành tinh xanh". Theo tính toán, va chạm với vật thể có kích thước lớn hơn 1km có khả năng gây ra tác động toàn cầu.


Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương án phóng tên lửa để làm chệch quỹ đạo các thiên thạch quá lớn hướng về Trái Đất. (Ảnh: MIT).

Trước đó, NASA đã theo dõi thiên thạch 2002 PZ39 có đường kính gần 1 km lao về phía Trái Đất với tốc độ 57.240 km/giờ, tiếp cận gần hành tinh của chúng ta hồi giữa tháng 2/2020. Ngoài ra, thiên thạch có đường kính 77 m tên gọi 2020 BQ11 đã bay qua chúng ta vào ngày 8/2, khoảng cách với Trái đất là 4,8 triệu km.

Trong vài năm tới, NASA có thể giới thiệu một loại tàu đánh chặn có tên DART. Con tàu không gian này sẽ được phóng vào những vật thể có nguy cơ va chạm với Trái Đất nhằm thay đổi quỹ đạo của chúng.

Cập nhật: 05/03/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video