Thiếu máu vì thuốc nhỏ mắt

Do chữa viêm kết mạc hiệu quả, lại được bán không cần đơn nên thuốc nhỏ mắt chloramphenicol dễ bị lạm dụng. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu bất sản - căn bệnh đã gây tử vong cho một số người.

Dung dịch chloramphenicol nhỏ mắt 0,4% được đưa vào sử dụng từ năm 1948 và hiện nay vẫn được dùng thường quy tại nhiều quốc gia. Đây là một kháng sinh kìm khuẩn có hoạt phổ rộng, tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc có tác dụng trên hầu hết các tác nhân gây viêm kết mạc cấp tính ở người lớn và trẻ em.

(Ảnh: sweye.com)
Cho đến nay, có rất ít báo cáo về hiện tượng kháng thuốc, mặc dù thuốc đã được dùng trong nhiều thập kỷ. Những ý kiến về sự liên quan giữa việc dùng chloramphenicol nhỏ mắt và bệnh thiếu máu bất sản đã xuất hiện tại Mỹ từ năm 1965. Sau khi một ca tử vong do thiếu máu bất sản liên quan đến thuốc nhỏ mắt chloramphenicol được công bố vào năm 1982, ở Mỹ, việc chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol đã giảm đi 90%.

Năm 1995, tại Anh đã có tạp chí y khoa đề cập đến vấn đề thuốc nhỏ mắt chloramphenicol liên quan đến thiếu máu bất sản và kêu gọi các bác sĩ hạn chế chỉ định dùng chloramphenicol nhỏ mắt.

Về lý thuyết, chloramphenicol nhỏ mắt có thể hấp thu qua hệ mạch máu ở kết mạc. Một phần thuốc chuyển vào hệ ống dẫn mũi - hầu (vì thế người sử dụng có thể cảm nhận vị đắng của thuốc sau khi nhỏ mắt) rồi vào ống tiêu hóa để hấp thu.

Các y văn trong nước và thế giới đều ghi nhận, bằng đường dùng toàn thân, chloramphenicol gây ra nhiều tác dụng phụ đáng kể: Hội chứng xanh xám (nôn, nhịp thở nhanh, căng bụng, tím xanh, phân xanh, ngủ lịm tiến tới trụy mạch và tử vong); viêm dây thần kinh thị giác, viêm thần kinh ngoại biên, mê sảng.

Trên hệ tiêu hóa, chloramphenicol gây viêm lưỡi, có vị khó chịu, viêm miệng, buồn nôn. Thuốc còn gây dị ứng với các biểu hiện ban đỏ, mày đay, phù mạch và sốc phản vệ. Với trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi, việc dùng chloramphenicol đường toàn thân có thể gây ra hội chứng suy tuần hoàn cấp. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi.

chloramphenicol cũng gây suy tủy, hiểu hiện nhẹ là giảm hồng cầu lưới, tăng sắt trong huyết tương, ngừng trưởng thành các tiền chất của hồng cầu. Tình trạng này có thể phục hồi sau khi ngừng thuốc 1-3 tuần.

Thiếu máu bất sản là biến chứng nguy hiểm nhất do dùng chloramphenicol nhỏ mắt. Tai biến này không phụ thuộc vào liều lượng cloramphenicol, xảy ra ngay cả khi đã ngừng thuốc hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Mặc dù thuốc nhỏ mắt chloramphenicol rất ít hấp thu vào máu nhưng những bệnh nhân có tiền sử bản thân hay gia đình suy tủy xương thì không nên dùng.

Đã có trường hợp sử dụng bị thiếu máu bất sản không hồi phục suốt đời. Do đó, việc dùng thuốc nhỏ mắt phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

TS. Trần Nhân Thắng

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vnexprss
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video