Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng 70% dân số thế giới trong 2 thập kỷ tới

Một nghiên cứu khoa học mới đây dự đoán rằng gần 3/4 dân số thế giới sẽ phải đối mặt với những thay đổi thời tiết khắc nghiệt trong vòng 2 thập kỷ tới.

Các mô hình tính toán cho thấy những biến đổi khí hậu cực đoan hơn nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra, thậm chí còn nhanh hơn những gì chúng ta từng thấy trong những năm gần đây.


Nhiệt độ không khí trên toàn cầu tiếp tục gia tăng tới điểm bất thường, đặc biệt là so với giai đoạn 1850-1900 (Ảnh: CICERO).

Điều này làm tăng khả năng xảy ra những điều kiện cực đoan nguy hiểm liên quan tới sóng nhiệt, mưa bão và ngập lụt. Chúng thậm chí có thể diễn ra đồng thời.

Thí dụ, sự gia tăng của lớp đất sét khô kết hợp với điều kiện khô hạn đang tạo ra các vụ cháy rừng thường xuyên và dữ dội hơn trên khắp thế giới. Vào năm 2022, một đợt nắng nóng nghiêm trọng xảy ra ở Pakistan, và ngay sau đó là trận lũ lụt lịch sử chưa từng có, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

"Xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương trước tốc độ thay đổi cực đoan cao, đặc biệt là khi nhiều mối nguy hiểm cùng gia tăng cùng một lúc", Bjørn Samset, nhà vật lý đại diện nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc tế (CICERO) cho biết.

"Nếu chúng ta tiếp tục đi theo hướng hiện tại, những thay đổi nguy hiểm này sẽ ảnh hưởng đến 70% dân số thế giới", nghiên cứu nhấn mạnh. "Trường hợp khả dĩ nhất, chúng tôi tính toán rằng những thay đổi nhanh chóng của khí hậu sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 1,5 tỷ người".

Dữ liệu từ Cơ quan khí hậu Copernicus của Châu Âu cho thấy Trái Đất vừa trải qua mùa hè nóng nhất trong lịch sử ở Bắc Bán Cầu. Không chỉ vậy, Nam Bán Cầu cũng đang trải qua một mùa đông ấm áp kỷ lục.


Lính cứu hỏa theo dõi đám cháy rừng ở California ngày 10/9 (Ảnh: AP).

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu kể trên đã kéo theo những trận cháy rừng, lũ lụt, bão nhiệt đới, hạn hán… gây thiệt hại nghiêm trọng đến mùa màng, dẫn tới nạn đói ngày càng lan rộng, bệnh dịch phát triển.

Trong đó, tình trạng sóng nhiệt có thể gây ra sự căng thẳng do nhiệt và tỷ lệ tử vong cao ở cả người và vật nuôi, khiến toàn bộ hệ sinh thái bị ảnh hưởng, giảm năng suất nông nghiệp, gián đoạn giao thông.

Mặt khác, lượng mưa cực đoan có thể dẫn đến lũ lụt và thiệt hại cho các khu định cư, cơ sở hạ tầng, mùa màng và hệ sinh thái, gia tăng xói mòn và giảm chất lượng nước.

"Giống như những người sống trong vùng chiến sự với tiếng bom và tiếng súng liên hồi, chúng ta đang trở nên "điếc đặc" với những tiếng chuông và còi báo động từ hệ sinh thái bị đe dọa", Jennifer Francis, nhà khoa học khí hậu đến từ Trung tâm nghiên cứu khí hậu Woodwell, mô tả.

Các chuyên gia cho rằng, chúng ta chỉ có thể giảm bớt một phần tác động này thông qua việc cắt giảm khí thải nhà kính - điều mà tới nay vẫn chưa có chuyển biến thật sự rõ rệt.

Cập nhật: 17/09/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video