"Thông điệp" từ tảng thiên thạch thứ tư trên Sao Hỏa

Tàu thăm dò Sao Hỏa Curiosity của NASA đã vấp phải một tảng đá có vẻ như rơi từ ngoài vũ trụ xuống Sao Hỏa.

Tảng đá này nhỏ, có màu xám đậm nên nó nổi bật lên giữa bề mặt đỏ đặt trưng của Sao Hỏa.

NASA đặt tên cho tảng đá bí ẩn này là Ames Knob, và phân tích nó bằng quang phổ kế lấy được từ thiết bị bắn laser ChemCam của tàu Curiosity, để xác định các thành phần thuộc tính.

"Bạn thậm chí có thể nhìn thấy trong bức ảnh có ba điểm mà tia laser của ChemCam đã bắn vào Ames Knob", phát ngôn viên Guy Webster của NASA gửi mail cho tờ Space từ Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California.

Kết quả thu được của ChemCam cho thấy rằng Ames Knob là một tảng thiên thạch sắt-niken. Ames Knob rộng khoảng 10cm, dài khoảng14 cm, là tảng thiên thạch thứ tư mà Curiosity đã tìm thấy trên Sao Hỏa.


Tảng thiên thạch tàu thăm dò chụp được. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS).

Vào tháng 5 năm 2014, tàu thăm dò đã cán qua hai thiên thạch sắt lớn được gọi là Littleton và Lebanon, rộng khoảng 2 mét. Và cuối năm ngoái, Curiosity bắt gặp một thiên thạch nhỏ bằng quả bóng golf, tên là Trứng Đá.

Tàu thăm dò Curiosity có kích cỡ tương đương một chiếc xe hơi thể thao đã đổ bộ lên miệng núi lửa Gale của Sao Hỏa vào tháng 8 năm 2012. Những quan sát của tàu nhanh chóng cho thấy Gale xưa kia từng có hệ thống sông hồ lâu đời.

Curiosity đến núi Sharp cao 5,5km, nằm giữa miệng núi lửa Gale, vào tháng 9 năm 2014 sau quãng đường đi suốt 14 tháng. Kể từ đó, chú robot sáu bánh xe bắt đầu chuyển chế độ làm việc là leo núi, phân tích các lớp đá để tìm manh mối về môi trường Sao Hỏa cổ đại.

Các nhà khoa học hy vọng chuyến leo núi này sẽ giúp họ hiểu nhiều hơn tại sao Sao Hỏa biến đổi ghê gớm từ một hành tinh nóng ẩm biến thành khô và lạnh như ngày nay.

"Những thiên thạch mà Curiosity và những tàu thăm dò trước như Spirit và Opportunity tìm thấy có thể giải đáp được những câu hỏi này", kỹ thuật viên Roger Wiens của ChemCam tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico cho biết.

"Chúng tôi hy vọng những thiên thạch sẽ có thể cho chúng ta biết một số thông tin về môi trường của Sao Hỏa, chẳng hạn như chúng đã rơi vào đất hay nước, hoặc độ dày đặc của không khí như thế nào vào lúc chúng rơi", Wiens viết trong email.

Cập nhật: 23/01/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video