Thủ phạm của 43% ca rắn cắn ở Ấn Độ bị mắc kẹt, tự cắn vào chính mình và cái kết bất ngờ

Giải cứu loài rắn cực độc bị mắc kẹt trên hàng rào

Một chuyên gia về rắn và là người giải cứu động vật chuyên nghiệp có tên Mirza Md Arif đến từ Bhadrakh, bang Orissa, Ấn Độ đã nhận được một cuộc gọi trong đêm. Khi đến nơi, ông phát hiện ra một con rắn đang bị mắc kẹt trên hàng rào.


Đây là loài rắn có nọc độc cực kỳ nguy hiểm và phổ biến ở Ấn Độ.

Con rắn có hoa văn là những vòng tròn trải đều trên khắp cơ thể. Nhận ra đó là một con rắn cực kỳ nguy hiểm nên vị chuyên gia đã rất cẩn thận khi giải cứu nó. Khi con rắn bị Mirza tóm chặt cổ thì nó thậm chí còn tự cắn và tiêm nọc vào chính cơ thể mình.

Con rắn được vị chuyên gia trên giải cứu chính là một trong bốn thành viên của nhóm Tứ đại nọc độc, rắn hổ bướm Russell (tên khoa học: Daboia russelii). Đây là loài rắn có nọc độc cực kỳ nguy hiểm và phổ biến ở Ấn Độ.

Chúng là thủ phạm gây ra tới 43% các vụ rắn cắn ở Ấn Độ (theo nghiên cứu có tựa đề 'Trends in snakebite deaths in India from 2000 to 2019 in a nationally representative mortality study' được công bố năm 2020).

Mặc dù con rắn đã tự cắn vào cơ thể mình khi được giải cứu nhưng ngay sau đó nó đã không có phản ứng gì bất thường, lý do là các loài rắn độc đều có kháng thể chống lại nọc độc của chính chúng nên nếu lỡ may cắn nhầm thì chúng sẽ không bị chết.

Cập nhật: 12/03/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video