Đây là trường hợp sử dụng rô-bốt cấy ghép gan thành công đầu tiên ở Ấn Độ do nhóm bác sĩ tại bệnh viện Medicity Medanta ở Gurgaon, cách thủ đô Ấn Độ 30Km, thực hiện vào hồi tháng 9/2011 vừa qua.
>>> Robot tái hiện bước tiến hóa về khả năng bay của sinh vật
>>> Video: Robot tái hiện bước tiến hóa về khả năng bay của sinh vật
Sử dụng rô-bốt cấy ghép gan có độ chính xác
cao hơn và để lại vết sẹo nhỏ (Ảnh: urology)
Các nhà phẫu thuật đã sử dụng rô-bốt Da Vinci lấy 20% lá gan của người hiến tặng tên là Rahmatullah cho chính đứa cháu trai của ông ấy là Ziad, người đang bị ung thư gan do một rối loạn di truyền hiếm gặp.
“Rô-bốt phẫu thuật thường được dùng trong phẫu thuật thận, tim và các điều trị phụ khoa. Trong cấy ghép gan nó không chỉ tăng độ chính xác mà còn rất thuận lợi cho người hiến tặng vì nó giảm những trở ngại trong những phẫu thuật liên quan”, trưởng nhóm phẫu thuật Tiến sĩ AS Soin nói với phương tiện truyền thông.
Ziad đã được các tổ chức từ thiện hỗ trợ khoảng 1,5 triệu rupi (30 nghìn USD) để điều trị bệnh tyrosinemia, một bệnh làm gan không thể tiêu hóa protein, sau đó phát triển thành ung thư gan.
“Nhà hiến tặng gan chỉ phải trải qua một đợt phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân. Việc dùng rô-bốt phẫu thuật có độ chính xác cao hơn và chỉ để lại vệt sẹo trên người hiến tặng một vết sẹo 3-4 inch”, Tiến sĩ Soin nói.