Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.


Diễn tập không chiến giữa máy bay X-62A và máy bay do người lái. (Video: DARPA)

Cơ quan Nghiên cứu dự án quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) chia sẻ thước phim về cuộc diễn tập diễn ra hồi tháng 9 năm ngoái tại Trường đào tạo phi công thử nghiệm của Không quân Mỹ tại Căn cứ Không quân Edwards, New Atlas hôm 22/4 đưa tin. Đây là một phần trong chương trình Air Combat Evolution (ACE) của DARPA.

Để tạo ra hệ thống điều khiển tự động với năng lực tương đương các phi công, DARPA bắt đầu chương trình ACE với X-62A, hay còn gọi là Máy bay thử nghiệm mô phỏng thay đổi trong lúc bay (VISTA). Đây là phiên bản dựa trên tiêm kích F-16D của Lockheed Martin trang bị hệ thống điện tử hàng không Block 40 và nhiều sửa đổi khác cho phép tích hợp AI. Phương tiện đã chứng minh khả năng bay nhiều giờ mà không cần người điều khiển, nhưng mục tiêu của Không quân Mỹ không dừng lại ở đó.

Chương trình ACE hướng tới sử dụng học máy như một giải pháp thay thế con người. Trong đó, AI có thể điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu lịch sử và kinh nghiệm trong hệ thống tương tác. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong tình huống biến động với quy tắc không rõ ràng và kết quả khó dự đoán. Dù trận không chiến có thể không giống chiến tranh hiện đại, đây là cách tốt để thử nghiệm AI bởi những trận chiến như vậy rất phức tạp và không thể đoán trước. Nó đòi hỏi AI phải tuân thủ quy định dành cho huấn luyện phi công. Diễn tập không chiến ở độ cao 600m và tốc độ 1.900km/h cần quy định nghiêm ngặt về an toàn do rất tốn kém và dễ gây rối loạn khi máy bay chiến đấu đâm vào nhau hoặc đâm vào cầu hay nhà cửa.

Các thử nghiệm không chiến tiếp tục diễn ra trong năm nay sẽ giúp điều chỉnh AI, thiết lập nền tảng đạo đức để sử dụng hệ thống như vậy, nghiên cứu cách đo và dự đoán lòng tin của con người đối với AI. Dù AI phụ trách điều khiển X-62A, luôn có phi công đảm bảo an toàn trong buồng lái. Tính đến nay, chương trình đã tạo ra hơn 100.000 dòng thay đổi phần mềm quan trọng trong 21 chuyến bay thử.

Nếu thành công, ACE có thể dẫn tới sự ra đời của những hệ thống AI giúp nâng phi công tới vai trò chỉ huy nhiệm vụ, giám sát những mặt quan trọng hơn của công việc trong khi AI phụ trách cầm lái và tham gia chiến đấu.

Cập nhật: 23/04/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video