Tiếng ồn và nguy cơ mắc bệnh điếc

Ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình lao động nghề nghiệp tới sức nghe đã được phát hiện và ghi nhận ngay từ thời trung cổ. Theo thống kê của Hiệp hội chống tiếng ồn quốc tế (A.I.C.B), tại các nước công nghiệp phát triển, có 1/4-1/3 số người lao động phải làm việc trong môi trường tiếng ồn.

(Ảnh: city.yokohama)

Điếc nghề nghiệp từ chỗ xếp hàng cuối danh sách bệnh nghề nghiệp đến nay đã luôn đứng đầu và có xu hướng ngày càng tăng.

Điếc nghề nghiệp là loại bệnh lý tổn thương vĩnh viễn, không bao giờ hồi phục ngay cả khi không tiếp xúc với tiếng ồn nữa do tiếng ồn tác động tạo nên những biến đổi ở tai trong, tập trung ở cơ quan corti với tổn thương của tế bào nghe. Chính vì thế việc phòng chống điếc nghề nghiệp cho người lao động luôn được đặt ra và bản thân người làm việc trong môi trường tiếng ồn cũng phải hiểu để bảo vệ mình.

Tiếng ồn được mô tả như là những âm thanh không mong muốn, gây ra những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và cuộc sống con người. Tiếng ồn gây điếc thường là tiếng ồn có tần số cao, cường độ lớn, kết hợp sự rung chuyển với thời gian làm việc kéo dài, cụ thể: cường độ tiếng ồn trên 90dB, thời gian làm việc một ngày từ 6-8 tiếng trong vòng 3-6 tháng. Bệnh thường gặp ở những công nhân làm việc tại các xưởng đóng tàu, nhà máy dệt, bộ đội xe tăng, thiết giáp...

Điếc nghề nghiệp là một bệnh diễn biến chậm, ngày càng nặng hơn với triệu chứng chính là nghe kém cả hai tai đồng đều hoặc tương đương. Biểu hiện ở giai đoạn đầu thường thấy ở những bệnh nhân làm việc ở môi trường tiếng ồn, vài tuần hay vài tháng đầu xuất hiện mệt mỏi toàn thân, tức ở tai, ù tai, nghe kém rõ ở cuối hoặc sau thời gian lao động, các triệu chứng này mất hoàn toàn nếu được nghỉ ngơi.

Giai đoạn tiềm tàng này kéo dài vài năm, do nghe kém lúc đầu chỉ ở tần số cao, tần số sinh hoạt vẫn bình thường vì vậy chưa ảnh hưởng tới sinh hoạt và bệnh nhân không chú ý đến. Giai đoạn sau, người bị điếc nghề nghiệp đã ý thức được bệnh của họ khi nghe kém rõ rệt, giao tiếp khó khăn kèm theo ù tai.

Phòng bệnh

Người ta dùng nhiều biện pháp kỹ thuật như giảm tiếng ồn từ nơi phát sinh hoặc cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn thông qua việc chế tạo và bố trí máy móc hợp lý. Người lao động cần sử dụng dụng cụ chống tiếng ồn như nút tai, chụp tai hoặc mũ chụp tai. Biện pháp y tế: khám định kỳ đo sức nghe 6 tháng đến 1 năm một lần cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn. Bố trí giờ làm việc cho công nhân trong môi trường tiếng ồn phải xen kẽ, chuyển đổi, tránh thời gian tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài.

Theo Sức khỏe & đời sống, TTO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video