Tiểu hành tinh to bằng sân bóng chày bay sát Trái đất

Tiểu hành tinh khổng lồ với đường kính lên tới 140m sẽ bay sượt qua Trái đất hôm 16/12.

Tiểu hành tinh mang tên 2015 RN35 sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 685.580km và di chuyển ở tốc độ 5,91km/s, hay 21.243km/h, theo dữ liệu từ Đài quan sát gần Trái đất của NASA, Newsweek hôm 14/12 đưa tin. Về mặt thiên văn, tiểu hành tinh này đang bay tương đối gần Trái đất. So với nó, Mặt Trăng quanh quanh Trái đất ở khoảng cách 384.472km trong khi hành tinh gần nhất là sao Kim đang ở cách Trái đất 247,2 triệu km.


Mô phỏng tiểu hành tinh bay gần Trái đất. (Ảnh: Yahoo)

Phần lớn tiểu hành tinh có đường kính từ 9m tới hàng trăm kilomet. Tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời là Ceres có đường kính 946km. Theo ước tính, bề rộng của 2015 RN35 vào khoảng 63 - 140m, tương đương một sân bóng chày. Dữ liệu của NASA cho thấy 2015 RN35 quay quanh Mặt Trời theo chu kỳ 1,8 năm.

NASA ước tính có khoảng 1,1 triệu tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời, phần lớn nằm ở vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tiểu hành tinh lao về phía quỹ đạo Trái đất có thể bị bắn ra do va chạm trong vành đai hoặc chịu ảnh hưởng từ tương tác lực hấp dẫn với các thiên thể lớn hơn như sao Mộc. Nhiều tiểu hành tinh được xếp vào nhóm vật thể gần Trái đất (NEO) do nằm ở khoảng cách gần với hành tinh. Một số NEO được phân loại là vật thể có khả năng gây nguy hiểm nếu ở trong phạm vi 7,4 triệu km quanh quỹ đạo Trái đất và có đường kính lớn hơn 140m.

Dù ở khoảng cách gần, khả năng 2015 RN35 hay tiểu hành tinh khác đâm vào Trái đất rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu tiểu hành tinh lớn cỡ này đâm vào Trái đất, kết quả sẽ rất nghiêm trọng. Tiểu hành tinh đường kính 100 - 198 m có thể gây thảm họa ở quy mô khu vực, phá hủy một nước nhỏ, ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Thiệt hại gây ra bởi va chạm với tiểu hành tinh, dựa trên kích thước, tốc độ và góc đâm, có thể mô phỏng qua công cụ trực tuyến mang tên Asteroid Launcher, được thiết kế bởi nhà phát triển game Neal Agarwal và dựa trên nghiên cứu của Gareth Collins, giáo sư khoa học hành tinh ở Đại học Hoàng gia London và kỹ sư hàng không vũ trụ kiêm chuyên gia về rủi ro va chạm tiểu hành tinh Clemens Rumpf.

Cập nhật: 16/12/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video