Tìm cách làm mọc lại chi cụt ở người

Phục hồi hình dạng ban đầu của những chi cụt, xương gãy và các bộ não tổn thương có thể trở thành hiện thực sau khi các nhà khoa học phát hiện một gene đặc biệt. 

Nếu các nhà khoa học thành công trong việc tắt gene p21, những người mất chân, tay có thể phục hồi phần cơ thể đã mất. Ảnh: al.com.


Nhiều nhà khoa học cho rằng trước kia khả năng phục hồi các bộ phận cơ thể tồn tại ở mọi loài động vật, song trong quá trình tiến hóa khả năng đó mất dần và chỉ còn tồn tại ở vài loài – trong đó có một số động vật lưỡng cư.

Telegraph cho biết, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Wistar phát hiện một gene có khả năng ngăn chặn quá trình phục hồi tổn thương. Nó mang tên p21. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những con chuột điếc phục hồi được khả năng nghe sau khi họ tắt gene p21 trong cơ thể chúng.

Ở động vật, cơ thể làm lành vết thương bằng cách tạo nên sẹo. Nhưng các con chuột điếc thiếu gene p21 lại sửa chữa các mô bị tổn thương trong tai cách tạo nên nha bào – nguyên liệu quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào. Các bộ phận trên cơ thể động vật đều phát triển từ nha bào.

Nhóm nghiên cứu cho biết, sự biến mất của p21 khiến cơ thể chuột không sản sinh tế bào bình thường mà tạo ra tế bào gốc – loại tế bào có thể biến thành mọi loại mô trong cơ thể. Tế bào gốc đóng vai trò như “bộ sửa chữa” bởi chúng thay thế các mô, tế bào chết hoặc quá già.

Trong tế bào bình thường, p21 giống như chiếc phanh vì nó có nhiệm vụ ngăn chặn chu kỳ phát triển của tế bào mỗi khi ADN hư hại. Nếu ADN bị phá hoại mà p21 không hoạt động thì tế bào sẽ có nguy cơ trở thành tế bào ung thư sau khi phân chia.

Mặc dù thử nghiệm tắt gene p21 mới chỉ được tiến hành ở chuột, các nhà khoa học khẳng định họ hoàn toàn có khả năng tắt gene tương tự trên cơ thể người bằng một cách nào đó, chẳng hạn như dùng thuốc. Nếu nỗ lực này thành công, việc phục hồi các chi cụt, xương gãy và thậm chí bộ não bị tổn thương sẽ trở thành hiện thực.

Giáo sư Ellen Heber-Katz, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét: “Giống như loài sa giông, những con chuột sẽ thay thế những mô bị tổn thương hoặc mất bằng mô khỏe mạnh. Quá trình đó không để lại sẹo. Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể làm tăng tốc độ phục hồi tổn thương ở người bằng cách tắt tạm thời gene p21”.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video