Tìm hiểu các loại bộ nhớ trên thị trường

Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu để máy tính thực hiện các tác vụ, được chia thành hai dòng chính: bộ nhớ tạm thời (RAM, DDR...) và bộ nhớ vĩnh viễn (flash, SSD) không mất dữ liệu khi tắt điện. 

Bộ nhớ tạm thời

RAM là bộ nhớ trong, chỉ lưu các dữ liệu cần thiết để thực hiện tác vụ và các thông tin này sẽ mất đi khi không có điện, khác với ổ cứng (các thông tin vẫn còn khi tắt nguồn điện). Dung lượng RAM càng lớn thì càng có nhiều không gian để quản lý chương trình chạy trên máy tính và do đó, chiếc PC trở nên đa dụng và hoạt động nhanh hơn.

Hiện nay, bên cạnh việc đẩy dung lượng bộ nhớ lên 1 GB, 2 GB..., các nhà sản xuất còn dùng công nghệ trên bo mạch chủ để chia 2 kênh cho RAM, nghĩa là dữ liệu có 2 "đường" để truyền tới chip. "Module kênh đôi sẽ gửi tín hiệu tới vi xử lý cùng một lúc", Marc Bernier, chuyên gia của hãng Kingston, nói. "Do đó, băng thông chung được tăng lên".

DDR2-400 và DDR2-667 của hãng Cosair. Ảnh: Tomshardware.

Như vậy, khi dùng mainboard có chipset hỗ trợ "dual channel", người sử dụng cắm 2 thanh RAM 512 MB cùng loại vào đúng khe thì tốc độ máy tính có thể cao hơn so với một thanh RAM 1 GB.

Ngoài ra, chuẩn DDR (Double Data Rate - gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu) là một phương pháp đẩy mạnh tốc độ truyền thông tin của RAM mà không thay đổi front-side bus (đường dữ liệu cao tốc giữa chip và bộ nhớ chính).

Ví dụ, khi dữ liệu được truyền 64 bit/lần, chip nhớ sẽ cho tốc độ truyền dẫn theo công thức: Tốc độ của [xung đồng hồ x 2 (hiệu số tăng gấp đôi tốc độ) x 64 (số bit được truyền đi)] / 8 (số bit của byte). Do đó, một chip nhớ theo chuẩn DDR - 200 100 MHz sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 1.600 MB/giây.

Sau đó, DDR được nâng cấp lên các chuẩn DDR2, DDR3, DDR4 với khả năng cải thiện tốc độ theo cấp số nhân. Ví dụ: DDR2 lưu dữ liệu trong các ô được kích hoạt bởi việc dùng xung nhịp đồng hồ để đồng bộ hóa hoạt động với bus dữ liệu. Giống như DDR, các ô nhớ trong chuẩn DDR2 truyền thông tin dựa theo biên độ dao động lên xuống của đồng hồ (gọi là kỹ thuật double pumping). Điểm khác nhau giữa hai chuẩn này ở chỗ trong DDR2, bus được đẩy xung lên gấp đôi tốc độ của các ô nhớ, do đó 4 từ dữ liệu được truyền đi trong một vòng ô nhớ. Vì vậy, không cần nâng cao tốc độ của chính các ô nhớ, DDR2 có thể hoạt động nhanh gấp đôi bus của DDR.

Hiện nay, DDR và DDR2 đang được sử dụng rộng rãi cho bộ nhớ hệ thống, còn DDR3, DDR4 thường xuất hiện trong bộ nhớ của card đồ họa cao cấp.

Tên chuẩnXung đồng hồXung busDữ liệu truyền bit/giây
DDR2-400100 MHz200 MHz400 triệu
DDR2-533133 MHz266 MHz533 triệu
DDR2-667166 MHz333 MHz667 triệu
DDR2-800200 MHz400 MHz800 triệu
DDR2-1066266 MHz533 MHz1066 triệu
    
Tên moduleXung đồng hồKiểu chip nhớTốc độ truyền tối đa
PC2-3200200 MHzDDR2-4003,2 GB/giây
PC2-4200266 MHzDDR2-5334,264 GB/giây
PC2-5300333 MHzDDR2-6675,336 GB/giây
PC2-6400400 MHzDDR2-8006,4 GB/giây
PC2-8500533 MHzDDR2-10668,5 GB/giây

Công nghệ flash

Không chỉ có công nghệ hỗ trợ RAM đang trên đà tăng tốc, thị trường bộ nhớ USB cũng phát triển mạnh. Bên trong ổ USB nhỏ gọn là một phương thức lưu trữ mang tên bộ nhớ flash.

Microsoft vừa phát triển một hệ thống dùng thẻ nhớ USB để tăng tốc bộ nhớ trong của máy tính chạy hệ điều hành Windows Vista. Tính năng Ready Boost của Vista sẽ sử dụng phần còn trống của thẻ nhớ flash làm bộ nhớ ảo (tương tự như Page File trên đĩa cứng), hỗ trợ chuyển các file thường xuyên được truy cập vào bộ nhớ flash trong thẻ USB để hệ thống chạy nhanh hơn.

Bộ nhớ thể rắn SSD

Các hãng sản xuất bộ nhớ flash như SanDisk và Samsung đang dùng công nghệ bán dẫn để phát triển thiết bị thay thế ổ cứng cơ - từ, gọi là đĩa thể rắn (SSD - Solid State Disk).

"Đĩa thể rắn thực ra là thiết bị bao gồm đa phương tiện flash và một trình điều khiển, không có các phần cơ học di chuyển nào", Doreet Oren, chuyên gia của SanDisk, cho biết. "Khi dùng đĩa flash, người sử dụng không phải lo lắng vì sự chậm trễ thường thấy ở thiết bị có đầu đọc - ghi dữ liệu thông thường như ổ cứng".

Theo các nhà sản xuất, đĩa SSD về mặt lý thuyết có khả năng hoạt động gấp hàng trăm lần so với ổ cứng vì không phải dò từng ô nhớ để tải một file nào đó. Ưu điểm của SSD là bền (do không chứa các kết cấu cơ học), tốc độ nhanh hơn, êm hơn và nhẹ hơn các sản phẩm lưu trữ khác.

Tuy nhiên, loại đĩa này có giá thành đắt đỏ và cần thời gian để trở nên phổ biến hơn.

Theo BBC, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video