Với sự trợ giúp của Đài quan sát tia X Chandra, 2 nhà khoa học Sergei Nayakshin thuộc trường ĐH Leicester và Rashid Sunyaev thuộc Viện vật lý Max Plank đã có được phát hiện gây bất ngờ này.
Điều gây ngạc nhiên nhất cho những nhà khoa học là những ngôi sao này chỉ cách lỗ đen 1 năm ánh sáng. Trước đây các nhà khoa học tin rằng lỗ đen, với lực hấp dẫn khổng lồ của nó sẽ hấp thụ tất cả những vật chất xung quanh, thậm chí là cả ánh sáng.
NASA cho biết:"Kết quả này cho thấy những đĩa khí khổng lồ có quỹ đạo quay các lỗ đen ở một khoảng cách an toàn nhất định có thể sẽ hình thành được một ngôi sao mới".
Ông Nayahshin cho biết những lỗ đen khổng lồ nổi tiếng với sự phá hủy kinh khủng của mình, vì vậy đây là một trường hợp ngoại lệ khi mà nó giúp hình thành nên một ngôi sao. Những ngôi sao mới phát hiện này có quỹ đạo quay xung quanh lỗ đen giống như các hành tinh bay xung quanh mặt trời.
KINH LUÂN (Theo AFP)