Tìm thấy vệ tinh mất tích gần 30 năm trên quỹ đạo

Vệ tinh S73-7 có chiều rộng 66 cm, hoạt động trên quỹ đạo cao 800 km và biến mất khỏi radar từ những năm 1990.

Vệ tinh Infra-Red Calibration Balloon (S73-7) phóng lên không gian ngày 10/4/1974 thông qua Chương trình Thử nghiệm Không gian của Không quân Mỹ. Vệ tinh này thuộc Hệ thống Hexagon, trong đó S73-7 được triển khai từ vệ tinh lớn hơn trong không gian.


Mô phỏng rác vũ trụ bay xung quanh Trái đất. (Ảnh: janiecbros/iStock).

Theo kế hoạch ban đầu, S73-7 sẽ phồng lên và trở thành mục tiêu hiệu chỉnh cho thiết bị viễn thám. Sau khi nhiệm vụ này thất bại, vệ tinh mất tích và trở thành rác không gian cho đến khi được phát hiện lại vào tháng trước, Live Science hôm 6/5 đưa tin. Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, nghiên cứu kho dữ liệu lưu trữ và nhận thấy, S73-7 từng biến mất khỏi radar tới hai lần - lần đầu tiên vào thập niên 1970 và lần gần nhất vào thập niên 1990.

"Vấn đề ở đây là S73-7 có thể có tiết diện radar rất nhỏ, cũng có thể thứ đang được theo dõi là một mảnh vệ tinh không triển khai đúng cách, không phải kim loại và không hiển thị rõ ràng trên radar", McDowell giải thích.

Việc biết vị trí và danh tính của từng vật thể trên quỹ đạo không hề dễ vì số lượng vật thể hiện tại lên đến hơn 20.000. Bằng cách sử dụng radar dưới mặt đất và các cảm biến quang học, giới chuyên gia có thể theo dõi rác vũ trụ, nhưng việc xác định chính xác từng vật thể là gì vẫn còn nhiều thách thức. Các cảm biến có thể phát hiện một vật thể trên quỹ đạo, nhưng sau đó nó phải được khớp với một vệ tinh trên cùng đường bay.

Sau khi phóng, các kỹ sư biết rõ vệ tinh sẽ hướng tới đâu và độ cao dự kiến nó sẽ bay lên. Với thông tin này, họ có thể xem lại tiến trình và so sánh nó với nơi vệ tinh được quan sát lần cuối. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào với kế hoạch di chuyển ban đầu hoặc nếu vệ tinh bị trôi dạt, các kỹ sư sẽ có rất nhiều việc phải làm để tìm lại nó.

Đó là lý do việc phát hiện S73-7 là một chiến thắng cho những người đang nỗ lực theo dõi hàng chục nghìn vệ tinh thất lạc và những vật thể khác quay quanh Trái đất. Nhưng khi ngày càng có nhiều vệ tinh bay lên không gian, việc nắm được chính xác những gì trên đó và những mối đe dọa tiềm tàng sẽ trở nên thách thức hơn.

"Nếu bạn bỏ sót một hoặc hai vật thể thì không phải là nguy cơ lớn. Nhưng bạn muốn làm công việc này tốt nhất có thể", McDowell chia sẻ.

Cập nhật: 08/05/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video