Tín hiệu vô tuyến bí ẩn được xác định có nguồn gốc từ vũ trụ

Các nhà khoa học xác nhận rằng chớp sóng vô tuyến bí ẩn thực sự đến từ ngoài vũ trụ, chứ không bắt nguồn từ Trái Đất.

Chớp sóng vô tuyến (FRB) bí ẩn khiến giới thiên văn học bối rối kể từ khi được phát hiện vào năm 2007. Một số người cho rằng đây có thể là dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh đang tìm cách liên lạc với con người. Các nhà khoa học xác nhận rằng tín hiệu bí ẩn này thực sự đến từ vũ trụ, Phys.org đưa tin.


Vị trí của ba FRB vừa được xác định. (Ảnh: Mike Dalley).

FRB là tín hiệu vô tuyến xuất hiện trong thời gian ngắn và ngẫu nhiên, khiến chúng rất khó được tìm thấy và nghiên cứu. Chưa ai biết được thứ gì đủ sức tạo ra những chớp sóng ngắn và mạnh như vậy. Điều này dẫn tới suy đoán về nguồn gốc FRB, từ va chạm giữa các ngôi sao cho tới thông điệp của người ngoài hành tinh.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Australia phát hiện ra ba tín hiệu FRB bằng kính thiên văn vô tuyến Molonglo, gần thủ đô Canberra. Hồi năm 2013, họ nhận ra cấu trúc độc đáo của Molonglo có thể giúp xác định FRB, vì độ dài tiêu cự của nó rất lớn.

Kính thiên văn Molonglo tạo ra 1.000 TB dữ liệu mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu phát triển phần mềm có khả năng lướt qua lượng thông tin khổng lồ này để tìm FRB. Dữ liệu từ kính thiên văn chỉ ra rằng cả ba FBR có nguồn gốc từ vũ trụ, nhưng chỉ có một trong số đó được khoanh vùng chính xác tại một thiên hà riêng lẻ. Vị trí FRB được cho là chìa khóa để hiểu rõ nguồn gốc của chúng.

Cập nhật: 07/04/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video