Từ lâu đã có giả thuyết liên hệ về nguồn gốc con người với bọt biển, nhưng nghiên cứu mới về gene cho thấy một loài sinh vật giống như sứa có khả năng là khởi nguồn của mọi sinh vật - kể cả nhân loại.
Con vật giống sứa có thể là nguồn gốc của động vật. (Ảnh: coatedarms.blogspot.com)
Khi nghiên cứu nhằm lấp khoảng trống trong chuỗi gene của loại động vật thân nhầy gốc phiến lược (comb jelly) gống như sứa, các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Miami và Viện Nghiên cứu gen Người Quốc gia ở Maryland đã phát hiện chúng có liên quan đến mọi loài sinh vật trên thế giới.
Trên thực tế, sinh vật này chia sẻ nhiều điểm tương đồng với người khiến nhóm nghiên cứu đi xa hơn, nêu khả năng chúng có thể là một trong những tổ tiên sớm nhất của nhân loại.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích về di truyền của một loại động vật thân nhầy gốc phiến lược có tên khoa học là Mnemiosis leidyi được tìm thấy ở Đại Tây Dương. Khi họ lập sơ đồ bộ gene qua chương trình máy tính, họ phát hiện rằng sinh vật này chia sẻ DNA với mọi động vật khác.
Nhóm nghiên cứu càng ngạc nhiên khi nhận thấy sự phát triển DNA của nó thông qua các loài vật khác, đặt cho họ nghi vấn rằng chúng là điểm khởi đầu của tất cả mọi loài.
Con người có thể có nguồn gốc từ loài sứa. (Ảnh: Daily Mail)
Theo lịch sử sinh học, hơn nửa tỉ năm trước, có một loài tách khỏi tất cả giống loài động vật khác và giới khoa học cho đó là bọt biển. Tuy nhiên nghiên cứu mới căn cứ vào bộ gien này phát hiện đó là loài động vật thân nhầy gốc phiến lược. Điểm then chốt của sự khác biệt này là vì bọt biển không có cơ và hệ thần kinh.
Động vật thân nhầy gốc phiến lược có thân hình bầu dục, trong suốt và có 4 hàng lược dọc theo chiều thẳng đứng của thân có thể phát ánh sáng xanh khi bị khuấy động. Chúng có thể tăng trưởng lên đến khoảng từ 7cm - 12cm chiều dài và 2,5cm đường kính nhưng cơ thể chứa 97% nước.