Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam

Vài năm gần đây bệnh dại có vẻ đang tăng cao ở Việt Nam, nhất là ở khu vực Phú Yên với thông báo của trung tâm y tế dự phòng Phú Yên thì trong quý 1/2018 số người bị chó cắn phải đến các cơ sở y tế để tiêm phòng dại là 1639 người, tăng hơn 42% so cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017 có 5250 người bị chó mèo cắn, quào phải tiêm phòng vacxin dại và 2 người tử vong do chủ quan không tiêm phòng, khi bệnh phát sinh không cứu chữa được.

Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Trước tiên là 1 vài con số được tổng kết từ CDC về bệnh dại ở Việt Nam. Trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam đã báo cáo tổng cộng 914 ca tử vong ở người, trung bình khoảng 91 ca tử vong mỗi năm. Việt Nam cũng tương tự như nhiều quốc gia khác ở châu Á thường có tỷ lệ tiêm chủng chó thấp, chó vẫn hay được thả rông không rõ mõm, điều này dẫn tới khả năng người bị chó cắn cao và làm cho chi phí sử dụng cho dự phòng sau phơi nhiễm cao (PEP). Theo tính toán của CDC thì chỉ cần 1,32 USD để tiêm chủng cho một con chó, trong khi chi phí của một khóa học của PEP là 153 USD - gần 116 lần. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêm phòng 7 trong số 10 con chó trong quần thể chó là đã có thể bảo vệ đầy đủ cho người dân trong cộng đồng.

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại virus, bệnh lây truyền từ các loại động vật sang người. Có hai thể bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.


Virus dại​.

Các cách lây nhiễm của virus dại

Virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người.

96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác. Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột là rất hiếm. Ngựa và lừa thường trở nên hung hăng và cắn mạnh khi chúng bị bệnh dại. Trâu và bò không cắn khi chúng bị nhiễm bệnh dại, nhưng cũng cần phải đề phòng khi thăm khám trâu bò bị ốm và có triệu chứng tăng tiết nước bọt ở miệng.

Đôi khi, những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng, nhiễm trùng máu có xung huyết hoặc khó thở và họ có thể bị nhiễm vi rút dại khi chủ quan và chăm sóc, cho vật nuôi uống thuốc bằng tay.

Chưa có báo cáo dựa trên bằng chứng nào về bệnh dại trên người xảy ra do sử dụng sữa. Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận bị nhiễm virus khác, tuy nhiên không có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.

Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Việc lây truyền này đã xảy ra ở những người nhận giác mạc cấy ghép và gần đây xảy ra đối với một số trường hợp người nhận cấy ghép các nội tạng đặc và mô mạch. Do vậy, giác mạc hoặc các bộ phận cơ thể con người không được lây từ bệnh nhân chết do viêm não hoặc bất kỳ bệnh thần kinh nào khác mà chưa được chẩn đoán rõ ràng.

Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:

  • Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iot, nếu có.
  • Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bạn bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Cần áp dụng PEP trong các điều kiện sau đây:

  • Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
  • Nếu màng nhầy ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
  • Nếu con vật đã cắn người:

+ Bị chết.
+ Biến mất trong thời gian theo dõi.
+ Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường.
+ Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
  • Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
  • Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể xối rửa trực tiếp vết thương bằng nước thông thường. Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương.
  • Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám, chữa bệnh dại.

WHO cũng có poster tuyên truyền về bệnh dại, các bạn có thể xem qua dưới đây:

Cập nhật: 29/12/2022 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video