Tổng thống Mỹ và David Beckham chào thua trước khả năng ngồi xổm của người Châu Á

Có 2 kỹ năng sinh tồn được người Phương Tây kháo nhau khi họ đi du lịch Châu Á: một là hãy mang theo giấy vệ sinh, hai là tập squat. Và động tác squat cũng không phải squat bình thường như họ vẫn tập ở phòng gym, mà phải là động tác nâng cao, squat sâu với mông thấp nhất có thể.

Thực ra, người Châu Á gọi đó là ngồi xổm. Người Phương Tây gọi nó là “Asian-squat”. Và bạn có lẽ cũng đã hình dung được tại sao họ phải tập tư thế này để sinh tồn: Những nhà vệ sinh ở Châu Á đôi khi là ác mộng với người Phương Tây. Chúng được thiết kế theo kiểu xí xổm và không có vòi xịt nước.


Những nhà vệ sinh ở Châu Á đôi khi là ác mộng với người Phương Tây.

Thế nhưng, cũng vì điều này mà một sự thật thú vị được khám phá: Người Phương Tây không phải ai cũng có thể ngồi xổm, đến nỗi thói quen này của người Châu Á trở thành một bí ẩn làm ngạc nhiên rất nhiều du khách. Tại sao người họ có thể ngồi xổm một cách dễ dàng, không bị ngã, thậm chí có thể ngồi hàng giờ liền?


Hãy xem những người Châu Á ngồi xổm trong khi ăn…


…đợi khách hàng.


…và cả ở một bảo tàng như thế này.


Còn cựu tổng thống Mỹ Barack Obama thì không thể hạ chân của ông ấy xuống...


...và nếu David Beckham là một ông bố Châu Á, có lẽ anh ấy đã ngồi xổm.

Một nguồn nghiên cứu ở Mỹ cho thấy chỉ 13,5% người tham gia có thể ngồi xổm, nhưng trong đó đã có 9% là người gốc Á. Ngược lại, một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy một tỷ lệ lớn, 87,5% người tham gia có thể ngồi xổm được. Và nguyên nhân cuối cùng cũng được tìm ra.

Trước đây, đã có một số giả thuyết cho rằng đa số người Châu Á có thể ngồi xổm do đã được tập luyện từ bé, bởi họ phải sử dụng nhà vệ sinh kiểu truyền thống. Nhưng điều này có vẻ không đúng, khi ở một số quốc gia Nam Mỹ như Peru, nhà vệ sinh kiểu này cũng phổ biến nhưng không phải người dân nào cũng dễ dàng ngồi xổm được.

Giả thuyết tiếp theo được đặt ra là do người Châu Á thấp hơn, chân ngắn và lưng dài nên trọng tâm cơ thể thấp, giúp họ dễ ngồi xổm hơn. Nhưng điều này cũng không đúng với các vận động viên bóng rổ Châu Á, những người có tỷ lệ cơ thể như người Phương Tây nhưng vẫn có thể ngồi xổm.


Khớp mắt cá chính là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng ngồi xổm.

Vậy nguyên nhân cuối cùng là gì? Hóa ra, đó là sự linh hoạt của khớp mắt cá chân. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Nhật Bản đã kiểm tra một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng ngồi xổm của người tham gia, trong đó có: tuổi tác, chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, sự linh hoạt của khớp hông, khớp gối, khớp háng…

Kết quả, họ khẳng định khớp mắt cá chính là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng ngồi xổm của chúng ta. Nếu khớp mắt cá có thể linh động trên 70 độ, bạn có thể ngồi xổm dễ dàng. Đa số người Phương Tây chỉ có khớp mắt cá linh động được 30 độ, vì vậy, họ thường phải kiễng trên mũi chân khi cố gắng ngồi xổm.


Thử nghiệm để đo độ linh hoạt của khớp mắt cá chân.

Vậy làm thế nào để đo được độ linh hoạt của khớp mắt cá? Các nhà khoa học đã sáng tạo ra một thử nghiệm mà bạn có thể tự làm ở nhà. Đầu tiên, hãy tìm một bức tường và đứng đối diện với nó. Đặt ngón chân cái và đầu gối bạn chạm vào tường, sau cho bàn chân và đầu gối cùng nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng.

Tiếp theo, hạ dần đầu gối của bạn xuống đồng thời nhích dần ngón chân cái của bạn ra xa khỏi bờ tường. Đến khi bạn không thể nhích thêm được nữa, hãy đo khoảng cách từ ngón cái tới chân tường.

Sử dụng các kết quả của nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết nếu khoảng cách của chân phải lớn hơn 10,75cm và chân trái lớn hơn 11,25cm, khớp mắt cá chân của bạn đủ linh động để có thể ngồi xổm.

Cập nhật: 12/04/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video