Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa, đột biến và sẽ tồn tại lâu dài với loài người. Muốn sống chung với virus an toàn, đồng nghĩa với bạn phải nắm thông tin có chứng cứ khoa học và chủ động trước một bước. Có những việc bạn cần chuẩn bị và tập rèn từ bây giờ.

Truyền thông trong và ngoài nước đề cập nhiều đến giải pháp trong tương lai gần: sống chung với virus SARS-CoV-2, vì xét cho cùng lịch sử nhân loại cho thấy dịch đến rồi sẽ đi, nhưng đa số virus và virus SARS-CoV-2 không phải ngoại lệ sẽ ở lại, tiến hóa, đột biến và tồn tại lâu dài với loài người.

1. Tiêm vaccine phòng Covid-19 ngay khi đến lượt

Vaccine phòng Covid-19 là cách tiếp cận và chuẩn bị chiến lược nhất hiện nay, có thể giúp phòng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả. Nếu đã tiêm vaccine, ngay cả khi mới được tiêm mũi 1, nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bệnh sẽ nhẹ hơn và khó chuyển nặng. Các vaccine ngừa Covid-19 đã được phê duyệt đều cho thấy hiệu quả, cần tiêm ngay dù là loại vaccine nào được nhà nước đưa vào triển khai.


Cần tiêm vaccine phòng Covid-19 ngay khi có thể.

2. Luôn giữ khoảng cách an toàn

Ngoại trừ những người sống chung trong nhà, hay những người quen, sinh hoạt làm việc chung hàng ngày cơ bản đã xác định an toàn theo hướng dẫn. Còn lại, hãy tự luôn để mắt xung quanh và giữ khoảng cách an toàn theo khuyến cáo với mọi người. Lẽ tất nhiên, trong bình thường mới, các dịch vụ kinh tế xã hội có tương tác đã được nhà nước thiết kế khoảng cách an toàn, nhưng bạn phải luôn nhớ giữ khoảng cách là biện pháp căn cơ lâu dài.

3. Khẩu trang như vật bất ly thân để phòng ngừa phơi nhiễm SARS-CoV-2

Mặc dù, khẩu trang không phải là cách phòng ngừa tối ưu, nhưng rõ ràng có tác dụng ngăn chặn phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua giọt bắn hay các hạt li ti của nước bọt khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Có nhiều loại khẩu trang lưu hành hiện nay, nên dùng những khẩu trang đã được khuyến cáo. Đọc kỹ cách dùng và áp dụng thật hợp lý ở tất cả các tình huống hàng ngày trong công việc và sinh hoạt.

4. Tự rèn thói quen rửa tay đúng lúc, hạn chế đưa tay sờ lên mắt mũi miệng

Nghe thì dễ, nhưng nếu xem lại tất cả sinh hoạt diễn ra trong một ngày, bạn sẽ thấy có nhiều thời điểm bạn đã quên rửa và khử khuẩn tay. Tập rèn thói quen rửa tay và đúng lúc, giúp ngăn chặn hiệu quả phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua việc tiếp xúc và sờ nắm vào vật bẩn. Tạo thói quen hạn chế sờ tay lên mắt mũi miệng giúp tránh phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.

5. Tự rèn thói quen súc rửa họng và mũi hàng ngày

Về bệnh sinh, các virus SARS-CoV-2 bám và có mặt nhiều trên niêm mạc mũi và họng. Loại trừ virus SARS-CoV-2 ở những vị trí vừa nêu là cách ngăn hiệu quả virus xâm nhập sâu vào phổi và phế nang. Hiện nay, có nhiều video hướng dẫn cách sục, súc họng và mũi của các các chuyên gia y tế, nên tải xem và tập ngay bây giờ. Súc mũi họng 2-3 lần mỗi ngày như thói quen, ngoài ra cần súc mũi họng khi vừa tách ra từ một công việc có nhiều người tham dự, hoặc khi ra khỏi các cơ sở khám chữa bệnh hoặc vừa trở về nhà…

6. Rèn cách nín thở trong tình huống gặp người lạ

Để nín thở lâu thì khó thật, nhưng nín thở trong 5-10 giây trở lại hầu như ai cũng làm được. Bạn phải tập rèn nín thở như là một phản xạ có điều kiện. Ví dụ, khi đi ra đường, hay trong siêu thị, nhà hàng, công sở…không thể tránh khỏi người khác đi ngược và gần lại bạn, hay xuất hiện bất ngờ. Rõ ràng, với các tình huống vừa nêu, bạn không thể giữ kịp khoảng cách theo khuyến cáo, vậy cách tốt nhất là nín thở và di chuyển nhanh ra xa và giữ khoảng cách an toàn. Sau một thời gian tự rèn, nín thở khi có một người lạ xuất hiện gần, và chỉ nín thở trong vài giây là không khó và dần hình thành một phản xạ có điều kiện cho riêng bạn hết sức tự nhiên.

7. Tự học cách làm test nhanh kháng nguyên Covid-19 khi cần thiết


Sử dụng test nhanh tìm kháng nguyên virus SARS-CoV-2.

Khi đã chấp nhận sống chung, bạn không nên chủ quan về việc phơi nhiễm virus SARS-CoV-2. Cảnh giác bằng cách, hãy tự học theo hướng dẫn và sử dụng test nhanh tìm kháng nguyên virus SARS-CoV-2 khi bạn thấy nghi ngờ hoặc được cảnh báo. Tốt nhất, sử dụng các test nhanh kháng nguyên Covid-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt. Nếu có kết quả dương tính, cần tự cách ly không tiếp xúc với mọi người và trao đổi ngay với cơ quan chức năng để xử trí kịp thời.

8. Nâng cao sức đề kháng cơ thể, vệ sinh nhà cửa thông thoáng

Có quá nhiều cách để nâng cao sức đề kháng của bạn, bạn có thể đọc nắm và thực hiện qua các tài liệu chính thống. Bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội…, hạn chế rượu bia, điều chỉnh cân nặng, ngủ đủ giấc, quản lý tốt căng thẳng, sử dụng các bài thuốc dân gian đông y đã được cơ quan y tế phê duyệt trong việc giúp thải độc và tăng sức đề kháng cơ thể.

Vệ sinh nhà cửa như là một công việc thường quy, đây là giải pháp quan trọng giúp loại trừ nơi trú ẩn của virus.


Vệ sinh nhà cửa là giải pháp quan trọng giúp phòng bệnh.

9. Khai báo y tế đầy đủ theo yêu cầu

Nắm vững các thông tin liên quan về dịch tễ dịch Covid-19 tại nơi cư trú, khai báo y tế đầy đủ sẽ rất hữu ích. Làm chủ thông tin là chìa khóa chính giúp bạn đề ra cho mình giải pháp phù hợp nhất trong sống chung với virus SARS-CoV-2. Ví dụ, biết những vùng đang có dịch bùng phát, bạn sẽ tránh đến để bảo đảm an toàn.

10. Kiểm soát các bệnh nền và học cách tự chăm sóc nếu không may là F0 hay F1

Càng lớn tuổi, bạn khó tránh khỏi mắc các bệnh nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận… Nhưng thật không may, đây là những yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh Covid-19. Để sống chung với virus một cách có kiểm soát, đồng nghĩa phải tích cực chữa và quản lý tốt các bệnh nền đang sẵn có trong cơ thể.

Nếu không may trở thành F0 hay F1, bạn hết sức bình tĩnh, không hoang mang, các cơ quan y tế sẽ hướng dẫn cách cách ly tập trung hay tại nhà và xử trí theo quy định. Để tự tin và phối hợp hiệu quả, bạn cần tự đọc, tìm hiểu và nắm chắc các hướng dẫn tự chăm sóc tại nơi tập trung hay tại nhà. Tất cả vì mục đích cuối cùng là sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2.

Cập nhật: 15/09/2021 Theo SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video