Top 4 thói quen “tàn phá” gan nhanh nhất vào mùa lạnh, thức khuya đứng cuối cùng

Thức khuya là thói quen xấu “tàn phá” gan rất nhanh, nhất là vào mùa lạnh khi hệ miễn dịch yếu đi. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hành vi hại gan khác nhiều người làm vào mùa lạnh mà không hay.

Hệ thống miễn dịch của con người làm việc hiệu quả hơn khi ở nhiệt độ ấm hơn. Do đó vào mùa đông, với thời tiết lạnh thì hệ miễn dịch cũng suy giảm, khiến các cơ quan trong cơ thể dễ bị suy yếu, mắc bệnh hơn, bao gồm cả gan.

Trong khi đó, rất nhiều người đang vô tình, thậm chí là chủ quan mà cố ý làm rất nhiều hành vi “tàn phá” lá gan. Trong đó, thức khuya - một trong những thói quen xấu hại gan được nhiều người biết tới lại chỉ đứng cuối cùng trong danh sách 4 thói quen “phá” gan vào mùa lạnh dưới đây:

1. Uống nhiều rượu bia để giữ ấm, bồi bổ vào mùa lạnh

Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân quen nhưng không bao giờ cũ gây ra rất nhiều bệnh tật về gan. Đặc biệt, không ít người có thói quen uống rượu vào mùa lạnh như một kiểu làm ấm cơ thể. Cũng chẳng hiếm người thích ngâm các loại rượu thuốc và uống chúng như một loại thuốc bổ, giúp tăng cường miễn dịch trong mùa lạnh để phòng bệnh tật.

Tuy nhiên, công dụng làm ấm của rượu chỉ là cảm giác thoáng qua, thậm chí còn lạnh hơn sau đó. Do nó làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, kích thích thần kinh làm tạm quên đi cái lạnh. Trong khi đó, xu hướng uống nhiều rượu bia vào mùa đông lại rất hại sức khỏe, nhất là lá gan.

Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề. Rượu thuốc, ngâm động thực vật càng khiến gan phải quá tải do chuyển hóa nên suy yếu và mắc bệnh nhanh nếu uống không điều độ. Nếu không được kiểm soát sẽ phát triển thành viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, về lâu dài sẽ tự nhiên chuyển thành ung thư gan.

2. Uống thuốc bừa bãi vì mùa lạnh dễ ốm vặt hơn

Như đã nói, mùa lạnh với nhiệt độ thấp làm hệ miễn dịch suy yếu và chúng ta dễ bị ốm hơn. Nhất là các bệnh theo mùa, bệnh liên quan tới vi khuẩn, virus. Trời quá lạnh cũng có thể gây ra các rối loạn khác, những cơn đau đầu, nhức xương khớp, tâm trạng thất thường, ăn uống kém…

Lúc này, rất nhiều người sẽ uống thuốc một cách bừa bãi. Cụ thể là chỉ hơi mệt, khó chịu cũng dùng tới thuốc. Không tham khảo ý kiến dược sĩ/bác sĩ mà uống thuốc theo thói quen, cảm tính. Hay vì muốn khỏi nhanh hơn mà dùng thuốc quá liều, trộn lẫn nhiều loại thuốc. Cũng có những người vì muốn khỏe mạnh hơn mà lạm dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng. Tất cả những điều này đều đang “tàn phá” lá gan.

Bởi gan là cơ quan giải độc của cơ thể, gan tham gia vào quá trình chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, sau đó bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Lạm dụng thuốc khiến gan phải làm việc quá sức, suy yếu. Sau đó, gan bị suy yếu thì chức năng chuyển hoá, giải độc và bài tiết các thuốc cũng bị ảnh hưởng. Sự tích tụ thuốc lâu dần không được chuyển hóa và giải độc gây ngộ độc thuốc và tổn thương gan, mắc bệnh tật nghiêm trọng.

3. Lười uống nước và ít vận động do trời lạnh

Không thể phủ nhận rằng, hầu hết chúng ta đều uống ít nước và ít vận động hơn vào mùa lạnh. Đây cũng là những thói xấu làm gan khổ sở, suy yếu và nhanh mắc bệnh.


Hầu hết chúng ta đều có xu hướng lười uống nước và ít vận động hơn vào mùa lạnh. (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân là nước đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải khỏi cơ thể, ngăn ngừa tích tụ chất độc và bảo vệ gan khỏi tổn thương. Việc uống nước đều đặn giúp làm mỏng máu, tạo điều kiện cho gan lọc, loại bỏ chất độc một cách dễ dàng. Trong khi đó, nhiệt độ thấp khiến máu nhớt và khó lưu thông hơn. Nên nếu uống thiếu nước vào mùa đông, gan sẽ rất khó hoạt động hiệu quả, thậm chí bị rối loạn và suy yếu.

Ngoài ra, mùa lạnh dẫn tới giảm thời gian hoạt động, làm giảm trao đổi chất, giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo có thể dẫn đến hại gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể do lười vận động hoặc ít vận động.

4. Thức khuya thường xuyên hơn do "ngày ngắn, đêm dài"

Mùa lạnh có thời gian đêm dài hơn ban ngày nên nhiều người có xu hướng thức khuya hơn. Cũng nhiều người thích cảm giác đắp chăn ấm và chìm trong thế giới của riêng mình với sách vở, thiết bị công nghệ giữa mùa đông giá lạnh. Tuy nhiên, dù vào mùa nào thì thức khuya cũng rất hại cho sức khỏe, nhất là lá gan. Hơn nữa, thức khuya vào mùa đông càng hại gan hơn vì hệ miễn dịch vốn suy yếu, gan dễ bị tổn thương và cần nhiều thời gian ngủ hơn để phục hồi.

Theo các chuyên gia sức khỏe, các chức năng nội tiết và ngoại tiết của gan đều sẽ thực hiện tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say. Khung giờ làm việc quan trọng nhất của gan mật là từ 23h - 3h sáng. Vì vậy, nếu chúng ta thức khuya, ngủ sau 23h thì sẽ thay đổi đồng hồ sinh học, làm rối loạn chức năng, tăng gánh nặng cho gan do tăng sinh phản ứng oxy hóa sản sinh nhiều chất trung gian độc hại, kích hoạt tế bào kupffer độc hại.


Thời gian từ 23h - 3h sáng cần ngủ say để gan được khỏe mạnh dù là mùa lạnh hay nóng. (Ảnh minh họa).

Đồng thời, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động, học tập, làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Những điều này kéo dài lâu ngày khiến gan suy giảm chức năng, yếu dần và mắc nhiều bệnh tật như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan…

Cập nhật: 25/01/2024 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video