Top 5 dấu hiệu điện thoại bị nhiễm virus và cách xử lý hiệu quả

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn đã bị nhiễm mã độc hoặc virus nguy hiểm, mời các bạn cùng tham khảo.

Điện thoại sau một thời gian dài sử dụng có thể sẽ phát sinh các hiện tượng khác nhau. Nhưng nếu điện thoại của bạn đang bị dính mã độc hoặc virus thì những tài khoản mạng xã hội, thậm chí thông tin cá nhân của bạn sẽ bị đe dọa.

Dấu hiệu điện thoại bị nhiễm virus

Quảng cáo không tự biến mất

Nếu bạn đột nhiên thấy nhiều quảng cáo trong một ứng dụng cụ thể hoặc thậm chí khi không có ứng dụng nào đang mở, điện thoại của bạn có thể đã bị nhiễm phần mềm quảng cáo. Những quảng cáo này có thể yêu cầu bạn nhấn vào chúng để lây nhiễm phần mềm độc hại tồi tệ hơn cho thiết bị của bạn, hoặc liên kết đến các trang web lừa đảo.

Thiết bị nóng hơn bình thường

Thiết bị của bạn trở nên nóng hơn khi chạm vào dù không sử dụng.  Khi bạn vô tình tải xuống phần mềm độc hại, các phần cứng bên trong thiết bị ngay lập tức bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn để "hỗ trợ" phần mềm độc hại hoặc virus đã được nhúng. Điều này khiến thiết bị của bạn bị nóng khi chạm vào hoặc thậm chí là rất nóng.


Điện thoại nóng và nhanh hết pin là dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm virus.

Đột ngột xuất hiện thông báo yêu cầu nâng cấp

Hiện tượng này xảy ra khi vào trang web bằng trình duyệt của điện thoại như Firefox, Chrome, Opera. Điện thoại của bạn sẽ tự nhiên nhảy lên các thông báo mới với những nội dung như: “Điện thoại Android của bạn quá cũ rồi nên nâng cấp phần mềm mới ngay”, “máy của bạn quá chậm nên download phần mềm mới về”, “Điện thoại của bạn đang bị nhiễm virus. Cần phải quét ngay!”. Kèm theo đó là điện thoại rung mạnh, phát ra tiếng chuông lạ và những hình ảnh gợi cảm,...

Những thông báo này thực chất là do Hacker tạo nên, nhằm đánh lừa người dùng thực hiện theo các hành động được hướng dẫn trong thông báo. Qua đó đánh cắp thông tin, trộm tiền từ tài khoản hay thậm chí chiếm đoạt quyền sử dụng máy của người dùng. Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng bao giờ click vào bất kì pop-up quảng cáo nào nếu không muốn chiếc smartphone trở nên ì ạch hơn nữa.

Cuộc gọi bị gián đoạn và kết nối kém

Nếu điện thoại của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại, kết nối đi đến máy chủ nước ngoài có thể cản trở điện thoại duy trì kết nối Wi-Fi hoặc di động ổn định, dẫn đến chất lượng kết nối kém và cuộc gọi thường xuyên bị gián đoạn. Nếu các thiết bị khác trên cùng một kết nối Wi-Fi hoạt động bình thường thì phần mềm độc hại có thể đã có mặt trên điện thoại của bạn.

Ứng dụng đáng ngờ

Đôi khi, một ứng dụng bạn tải xuống có thể chứa phần mềm độc hại cài đặt các chương trình bổ sung. Hãy xem danh sách ứng dụng của bạn và đảm bảo rằng bạn nhận ra các ứng dụng bạn đã tải về. Nếu bạn thấy ứng dụng nào đó đáng ngờ, đừng mở ứng dụng đó lên.

Cách xử lý khi điện thoại bị nhiễm virus

Nếu điện thoại không may bị nhiễm virus bạn có thể áp dụng ngay những cách xử lí bên dưới đây:

Quét virus

Nếu bạn không thể tự mình tìm thấy bất cứ thứ gì đáng ngờ, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của một chương trình chống virus tốt như BitDefender, Kaspersky, Norton và McAfee. Các chương trình này đều được thiết kế để xác định và loại bỏ bất kỳ phần mềm độc hại nào mà nó tìm thấy.

Đặt lại thiết bị

Một trong những cách xử lý điện thoại bị nhiễm virus hiệu quả đó là khôi phục lại cài đặt gốc. Thao tác này sẽ xóa sạch dữ liệu của bạn và loại bỏ bất kỳ phần mềm độc hại nào trong quá trình này. Nếu bạn có một bản sao lưu dữ liệu từ trước khi thiết bị nhiễm virus, bạn có thể thử khôi phục máy vào thời điểm đó.

Theo nguyên tắc chung, bạn chỉ nên cấp quyền truy cập vào các tính năng mà ứng dụng cần. Hơn nữa, bạn cũng nên cập nhật thường xuyên thiết bị và không bao giờ cài đặt các ứng dụng từ nguồn khác ngoài App Store (iPhone) và CH Play (Android). Những lưu ý này sẽ đảm bảo điện thoại của bạn an toàn hơn trước các phần mềm độc hại có trên mạng internet.

Cách phòng tránh điện thoại nhiễm virus

  • Tránh xa những phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc, không cài đặt các game, ứng dụng Crack.
  • Không vào các trang web, ứng dụng có hình thức quảng cáo lừa đảo để cài phần mềm độc vào máy điện thoại của bạn.
  • Xóa tất cả các phần mềm lạ. Để đảm bảo an toàn bạn chỉ nên cài những ứng dụng thực sự cần thiết như Facebook, Messenger, Zalo, Zing Mp3… tải về từ kho ứng dụng.
  • Hãy cảnh giác với các file đính kèm và chỉ mở chúng từ các nguồn đáng tin cậy (làm tương tự với các liên kết được nhúng).
  • Bạn hãy cảnh giác với những email trông giống như thể chúng đến từ các công ty bạn đang hợp tác.

Nếu có điều gì đó hơi khác biệt, xảy ra với bất kỳ hoạt động nào mà bạn đang thực hiện trên điện thoại, hãy đặt nghi vấn ngay và tự hỏi liệu việc tiếp tục có đáng để đánh đổi chức năng điện thoại, hay một số dữ liệu mà nó đang nắm giữ không.

Cập nhật: 13/02/2023 VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video