TP HCM phát triển công nghệ chế tạo vi mạch hàng đầu thế giới

Thành phố sẽ tập trung phát triển công nghệ SOTB để đón đầu xu hướng toàn cầu đồng thời tạo bước nhảy vọt trong phát triển ngành công nghiệp vi mạch.

TPHCM đầu tư phát triển ngành công nghệ vi mạch

Tại Hội thảo về Công nghệ thiết kế và Chế tạo SOTB - Cơ hội lớn cho vi mạch Việt, vừa diễn ra tại TP HCM, ông Ngô Đức Hoàng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) cho biết, đơn vị này sắp thử nghiệm thành công con chip được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

“Công nghệ này đang là xu hướng trên thế giới và chúng tôi đang thực hiện, dự kiến đầu năm sau sẽ có sản phẩm. Khi hoàn thành, TP HCM sẽ bắt kịp với xu hướng công nghệ toàn cầu”, ông Hoàng nói.


Một trong các ứng dụng mà ICDREC thiết kế. (Ảnh: D.T).

Xu thế IoT (Internet of Things - Kết nối vạn vật) đang phát triển mạnh mẽ, các thiết bị tiêu thụ công suất thấp và dùng PIN là phần không thể thiếu trong xu thế này. Những thiết bị này yêu cầu công suất tiêu thụ rất thấp nhưng vi mạch có độ phức tạp và tích hợp ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng về công suất tiêu thụ.

Do đó, công nghệ thiết kế và chế tạo vi mạch tiên tiến SOTB (Silicon on Thin BOX) đã tạo ra cuộc cách mạng nhằm giảm công suất tiêu thụ cho vi mạch. Đây là một công nghệ mới, đầy tiềm năng đang được phát triển và ứng dụng ở các nước phát triển trên thế giới như Nhật, Mỹ, Pháp...

SOTB được kỳ vọng là công nghệ nòng cốt giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. SOTB được ứng dụng nhiều trong các lĩnh lực như giao thông, giáo dục, điện lực...

Tiến sĩ Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP HCM - cho biết, để đưa được công nghệ SOTB về Việt Nam thì nhóm nghiên cứu mất thời gian khá dài. Nhóm nghiên cứu gồm nhiều thành viên tuổi đời từ 28-30, họ phải học hỏi các chuyên gia thông qua Internet rồi tự thực hiện..

Ông Tất Thành Cang – Phó chủ tịch UBND TP HCM – đánh giá cao việc ICDREC tập trung nghiên cứu về công nghệ SOTB. Tuy công nghệ này không mới lạ với thế giới nhưng là bước đột phá trong công nghệ phát triển vi mạch ở TP HCM cũng như cả nước. Bản thân SOTB rất nhỏ nhưng sẽ tạo thay đổi lớn lao ở thành phố.

“Tôi rất xúc động khi biết những thông tin này, TP HCM là nơi có ngành công nghiệp vi mạch phát triển nhưng chưa nhiều lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của nó. Thành phố sẽ có những hỗ trợ cho những hoạt động này bởi muốn trở thành đô thị hiện đại thì vi mạch là xương sống”, ông Cang nhấn mạnh.


Chip SG8V1, con chip đầu tiên của Việt Nam do ICDREC thiết kế.

Ông Cang cũng đánh giá cao những bước đi của ICDREC khi đơn vị này rời khỏi tư duy bao cấp. Đơn vị tự làm ra sản phẩm để phát triển chứ không nghiên cứu rồi để đấy… Phó chủ tịch UBND thành phố cũng cho biết, sắp tới sẽ làm việc nhiều hơn với Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch, sắp xếp lại hoạt động, cơ cấu để ổn định, phát triển.

“Tôi sẽ triệu tập một cuộc gặp của các doanh nghiệp lớn, có nhiều ứng dụng trong đời sống cùng với ICDREC để thảo luận, liên kết để thương mại hóa sản phẩm...”, ông Cang nói.

Tại hội thảo, ICDREC cũng công bố biên bản ký kết với công ty Reresas (Nhật Bản) về việc hợp tác phát triển công nghệ SOTB về các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, chế tạo thử nghiệm… tại Việt Nam. Đây được xem là một bước phát triển mới trong việc hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch nói chung cũng như sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực SOTB nói riêng.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video