Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện Sao Hỏa từng tồn tại nhiều carbon dioxide. Phát hiện này giúp gia cố suy đoán rằng sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa.
Xe tự hành Spirit nghiên cứu Sao Hỏa. (Ảnh NASA)
Các nhà khoa học cho biết có sự phân bố rộng rãi khoáng chất carbonate ở độ sâu khoảng 6,4km so với bề mặt Sao Hỏa.
Trước đó, các nhà khoa học đã tìm được khoáng chất này trên bề mặt Sao Hỏa, tuy nhiên với số lượng ít. Nếu trữ lượng khoáng chất này rất phong phú điều đó đồng nghĩa với việc cách ngày nay hàng trăm triệu năm trên Sao Hỏa từng tồn tại số lượng lớn carbon dioxide.
Chính sự tồn tại của carbon dioxide đã đảm bảo bề mặt Sao Hỏa giữ được trạng thái ấm áp và ẩm ướt, qua đó cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự sống con người.
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích điều kiện địa chất của một khu vực trên bề mặt Sao Hỏa bằng cách lợi dụng các số liệu từ vệ tinh. Khu vực mà các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chính là "miệng núi lửa Layton," nằm gần khu vực núi lửa Syrtis Major - núi lửa lớn nhất trên Sao Hỏa.
Thông qua phân tích số liệu, các nhà khoa học phát hiện một lượng lớn khoáng chất carbonate phân bố rộng khắp ở độ sâu khoảng 6,4km so với bề mặt Sao Hỏa.
Theo các nhà khoa học những khoáng chất carbonate nhiều khả năng có nguồn gốc từ nước hàm chứa lượng lớn carbonate. Chính vì vậy các nhà khoa học tin tưởng rằng núi lửa ở đầu thời kỳ hình thành nóng hơn nhiều so với sự suy đoán của chúng ta.
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp giải thích khởi nguyên của các khoáng chất carbonate trên Sao Hỏa, đồng thời cung cấp những chứng cứ quan trọng giúp giới khoa học đi tìm sự sống ngoài hành tinh.