Triển vọng chế tạo thuốc “siêu trí nhớ” trị bệnh Alzheimer

Cả não người và não chuột đều sản sinh ra một gene tên là PKR khi khởi phát chứng sa sút trí tuệ do tuổi già (bệnh Alzheimer).

Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một gene có khả năng ức chế việc giải phóng PKR - một bước đột phá không chỉ hứa hẹn đẩy lùi diễn tiến của những bệnh liên quan đến tuổi tác, mà còn giúp chúng ta cải thiện đáng kể khả năng trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Baylor (Mỹ) phát hiện khi gene PKR của chuột bị ức chế, một phân tử miễn dịch khác, tên là gamma interferon, gia tăng sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ và làm cho não hoạt động hiệu quả hơn. Gamma interferon có thể được kích hoạt bằng một mũi tiêm có chứa gene ức chế PKR vào bụng chuột, thay cho các liệu pháp gene thông thường vốn mất rất nhiều thời gian. Thử nghiệm với một loạt bài kiểm tra trí nhớ cho thấy nhóm chuột không có gene PKR có thể chọn ra các mô hình và nhớ chúng ngay lần đầu tiên, trong khi nhóm chuột đối chứng cần nhiều ngày mới hoàn tất yêu cầu đặt ra. Không chỉ vậy, chuột khuyết gene PKR còn có trí nhớ và khả năng học hỏi tốt hơn đồng loại.

Nhóm nghiên cứu cho rằng liệu pháp này có thể áp dụng ở người khi các nhà khoa học chế tạo được loại “thuốc trí não” dùng trị bệnh Alzheimer hoặc đơn giản chỉ để giúp tăng cường trí nhớ.

Theo Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video