Trình làng siêu vật liệu bắt dính đạn

Trong vài năm trở lại đây, giới khoa học đã đạt được những bước tiến dài trong lĩnh vực chế tạo vật liệu chống đạn cho binh sĩ và các quan chức chính phủ. Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu Mỹ đã cho trình làng một loại "siêu vật liệu" mỏng như tờ giấy nhưng có khả năng chặn đứng các viên đạn đang bay trong không trung.

Theo trang Discovery, một nhóm các chuyên gia về vật liệu và kỹ sư cơ khí đến từ Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Rice đã sáng chế thành công loại vật liệu đặc biệt, có thể bắt dính các viên đạn trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu của họ đã được đăng tải trên số mới đây của tạp chí Nature Communications.


Hai nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu đến từ Học viện Công nghệ Massachusetts và
Đại học Rice bên mẫu siêu vật liệu bắt dính đạn bay trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Discovery)

Loại vật liệu mới là một cấu trúc polymer tổng hợp, thực sự có khả năng tự sắp xếp thành các lớp thủy tinh và cao su xen kẽ nhau. Trong những cuộc thử nghiệm đạn đạo trên vật liệu tại Viện công nghệ nano dành cho binh sĩ thuộc trường MIT, các lớp siêu vật liệu dày 20 nanomét (1 nanomét = 1/tỷ mét) có thể ngăn chặn một viên đạn 9mm và ghim chặt phần đuôi nó.

Tuy nhiên, một trong những thách thức trong việc tạo ra sản phẩm bảo vệ mỏng hơn và nhẹ hơn là khả năng thử nghiệm những vật liệu mới, đầy hứa hẹn này hiệu quả trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu cần biết chính xác tại sao những lớp nano đó lại giỏi làm tiêu tan năng lượng đến như vậy, nhưng việc phân tích polymer có thể rất mất thời gian.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu cũng đã nghĩ ra một phương pháp thử nghiệm cải tiến, giúp họ bắn các hạt thủy tinh nhỏ vào vật liệu. Mặc dù các hạt thủy tinh chỉ có kích thước bằng 1/triệu mét, chúng cũng đã mô phỏng được những tác động của đạn bay, trang tin MIT nhấn mạnh. Dưới kính hiển vi quét electron, các lớp của siêu vật liệu mới trông giống đường kẻ song song đều đặn nên tác động của chặn bắt đạn có thể hiển hiện rõ.

Vật liệu nano, cùng với phương pháp kiểm nghiệm ảnh hưởng cải tiến, có thể biến thành những sản phẩm bảo vệ ưu việt ngoài áo chống đạn. Theo các nhà nghiên cứu, những tiến bộ này có thể thúc đẩy sự phát triển các lớp áo bảo vệ cho vệ tinh và thậm chí cả các lưỡi tuabin của động cơ phản lực.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video