Trung Quốc di dời hơn 9.000 dân để săn người ngoài vũ trụ

Trung Quốc đang lên kế hoạch dời chỗ ở của hơn 9.000 người dân để tăng độ nhạy cho kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, với hy vọng tìm ra sự sống ngoài hành tinh.

Theo The Independent, kính viễn vọng vô tuyến đường kính 500m ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, được tạo thành từ 4.450 tấm lợp hình tam giác, có khả năng phản xạ tín hiệu vô tuyến từ những nơi xa xôi trong vũ trụ.


Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới của Trung Quốc sẽ hoàn thiện trong năm nay. (Ảnh: Rex).

Với chi phí xây dựng 128 triệu USD, đây sẽ là kính viễn vọng lớn nhất thế giới, xếp trên Đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico với đường kính 300m.

Mang tên FAST (viết tắt từ cụm Kính viễn vọng Hình cầu Khẩu độ 500m), thiết bị có thể xoay tròn và thay đổi hình dáng nhờ các tấm kính nâng lên và hạ xuống được.

Quá trình xây dựng bắt đầu từ năm 2011 và sẽ hoàn thành trong năm nay, kéo theo 9.110 cư dân ở hai huyện Bình Đường và La Điện, Quý Châu, phải chuyển chỗ ở. Mỗi người dân sẽ nhận được số tiền đền bù là 1.280 USD, theo Xinhua.

Giới chức địa phương tuyên bố các cư dân sống trong bán kính 5km quanh kính viễn vọng FAST, sẽ được di dời trong thời gian từ nay đến tháng 9, nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho việc tiếp nhận sóng điện từ.

"Nhờ khu vực nhận tín hiệu lớn hơn và linh hoạt hơn, FAST có thể quét vùng trời lớn gấp hai lần so với Đài thiên văn Arecibo, với độ nhạy cao hơn 2 - 5 lần", Li Di, nhà khoa học ở Trạm thiên văn Quốc gia Trung Quốc, cho biết.

Cập nhật: 17/02/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video