Trung Quốc dùng kính viễn vọng khổng lồ để tìm người ngoài hành tinh

Kính viễn vọng dùng để tìm kiếm người ngoài hành tinh do Trung Quốc xây dựng có kích thước tương đương 30 sân bóng đá.

Trung Quốc sẽ bắt đầu tìm kiếm sự tồn tại của sinh vật ngoài Trái Đất ngay trong năm nay. Zhang Tongjie, nhà khoa học dẫn đầu Viện Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) cho biết kính viễn vọng khổng lồ có tên Kính viễn vọng Hình cầu Khẩu độ 500 m (FAST) sẽ khởi động hành trình tìm kiếm người ngoài hành tinh vào tháng 9 năm nay, Science and Technology Daily cho biết.


Kính viễn vọng FAST nằm ở huyện Bình Đường, phía tây nam tỉnh Quý Châu của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Theo Abacus, công trình xây dựng kính viễn vọng FAST (còn gọi là Sky Eye) đã bắt đầu từ năm 2011 tại tỉnh Quý Châu và hoàn thành vào năm 2016. Nó chính thức hoạt động từ tháng 1 khi mở cửa cho các nhà thiên văn học trên khắp thế giới, dùng để tìm kiếm các sao xung (pulsar) - nguồn bức xạ ngoài vũ trụ có chu kì đều đặn, biểu hiện như một nguồn sóng vô tuyến và xoay rất nhanh.

Kích thước của FAST tương đương 30 sân bóng đá, khả năng phát hiện sao xung nhạy hơn 2,5 lần so với Đài thiên văn Arecibo tại Puerto Rico, kính viễn vọng vô tuyến một đĩa lớn thứ 2 thế giới, theo Viện Hàn lâm và Khoa học Trung Quốc.

Từ tháng 3, các nhà khoa học của SETI đã phát hành tài liệu báo cáo quá trình hoạt động sơ bộ của FAST, bao gồm cách cải thiện khả năng loại bỏ sóng vô tuyến bị nhiễu từ Trái Đất của kính viễn vọng, xác định những "tín hiệu hẹp thú vị liên quan đến sinh vật ngoài hành tinh" có thể đến từ các nền văn minh ngoài Trái Đất. Hiện FAST vẫn đang được nâng cấp.

Trong một bài phát biểu hồi tháng 3, Zhang cho biết sẽ cần một số bước kiểm tra để xác định chính xác tín hiệu nào đến từ người ngoài hành tinh.

Theo Zhang, việc tìm kiếm người ngoài hành tinh bằng FAST sẽ không ảnh hưởng đến công việc quan sát thông thường mà FAST đang thực hiện, bao gồm tìm kiếm sao xung và các tín hiệu vô tuyến liên sao có thể cung cấp manh mối về sự hình thành của vũ trụ.

Cập nhật: 04/06/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video