Trung Quốc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Băng tan, nước biển dâng cao, tần số của các cơn bão và lốc xoáy mạnh cùng với lũ lụt, hạn hán tăng lên, gây thiệt hại nặng nề cho con người. Đó là những hậu quả của hiệu ứng nhà kính làm bầu khí quyển Trái đất nóng lên mà nguyên nhân là các khí thải sản sinh trong quá trình hoạt động của con người, chủ yếu là 6 loại khí: dioxide carbon (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hydrofluoro carbon (HFC), polyfluoro carbon (PFC) và hexafluorur sulfur (SF6). Khí CO2 tích lũy trong khí quyển do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu, than đá; CH4 là thành phần chính của khí tự nhiên trong các mỏ dầu, hoặc sản sinh từ ao đầm, rác thải, phân hữu cơ. N2O chủ yếu phát xuất từ phân và nước tiểu súc vật. Các khí còn lại phát sinh trong sản xuất hóa chất.

Nghị định thư Kyoto là bản thỏa ước quốc tế ra đời từ năm 1997 tại Kyoto (Nhật Bản), qui định mức độ giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu trong giai đoạn 2008-2012 là khoảng 5% so với mức của năm 1990, mà 35 quốc gia công nghiệp phát triển phải thực hiện, trong đó Liên minh châu Âu giảm 8%, Nhật Bản giảm 6%. Nghị định thư có hiệu lực từ ngày 16-2-2005 khi được 141 quốc gia phê chuẩn, số quốc gia này “góp” 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Tuy nhiên việc thực thi gặp nhiều trở ngại vì Mỹ, nước có mức khí thải nhiều nhất thế giới, không phê chuẩn, và một số nước khác đang phát triển mạnh có không ít khí thải như Trung Quốc (TQ), Ấn Độ, Brazil lại không bị bắt buộc phải thi hành nghị định thư này cho tới năm 2012.

Phát triển năng lượng sạch tại Nội Mông, Trung Quốc (Ảnh: BaoCanTho)

Mặc dù Trung Quốc (TQ) chưa bị ràng buộc về việc cắt giảm khí thải nhưng trước tình trạng bão tố, lụt lội ngày càng trầm trọng, nhiệt độ ấm nóng rõ ràng, TQ khuyến khích việc triển khai các dự án giảm khí thải. Từ năm 2002, TQ phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, tiến hành phát triển năng lượng sạch. Tính đến đầu năm 2007, TQ đã phê chuẩn khoảng 300 dự án về phát triển năng lượng sạch, liên quan đến nhiều ngành nghề như điện, than đá, hóa chất... Thí dụ như dự án phong điện với công suất 100 MW tai Khu tự trị Nội Mông miền Bắc, sau khi hoàn thành, mỗi năm có thể giảm khoảng 250 nghìn tấn CO2.

Một số mỏ than ở tỉnh An Huy, miền Trung đang xây dựng dự án thu hồi và tận dụng khí methane. Sau khi khánh thành, dự án này bình quân mỗi năm có thể giảm thiểu gần 300 nghìn tấn CO2. Các loại khí thuộc nhóm HFC là những khí thải gây hiệu ứng nhà kính gấp hàng nghìn lần so với CO2 . Hiện nay, tỉnh Chiết Giang đang xây dựng dự án phân giải HFC bằng cách đốt ở nhiệt độ cao để biến HFC thanh hydrogen fluoride (HF) va hydrochloric acid (HCl), như vậy có thể hạ thấp lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đầu năm nay, TQ hợp tác vơi Chương trình phát triển LHQ, xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật về cơ chế phát triển năng lượng sạch tại 12 tỉnh và khu tự trị, để hỗ trợ về công nghệ cho việc giảm thiểu khí thải. Theo quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 11 của TQ, đến năm 2010, lượng tiêu hao năng lượng trên một đơn vị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm 20% so với cuối năm 2005. Trong khi đó, tỷ trọng năng lượng tái sinh trong cơ cấu năng lượng sẽ nâng cao 10%.

THIẾU BÌNH

Theo CRI, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video