Trung Quốc hoàn thành cụm kính viễn vọng lớn nhất thế giới

Cụm kính viễn vọng vô tuyến gồm 313 ăng ten hứa hẹn trở thành công cụ mạnh giúp giới nghiên cứu khám phá những bí ẩn về Mặt trời.

Ở rìa cao nguyên Tây Tạng, các kỹ sư hoàn thành lắp đặt những bộ phận phần cứng cuối cùng của cụm kính viễn vọng lớn nhất thế giới nhằm nghiên cứu Mặt trời. Quá trình xây dựng Kính viễn vọng vô tuyến Mặt trời Đạo Thành (DSRT), bao gồm hơn 300 ăngten hình đĩa tạo thành vòng tròn chu vi hơn 3 kilomet, hoàn thành vào ngày 13/11. Hoạt động thử nghiệm sẽ bắt đầu trong tháng 6 năm sau. Đài quan sát trị giá 14 triệu USD sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cơn phun trào Mặt trời và tác động của chúng tới Trái đất.


Kính viễn vọng vô tuyến Mặt trời Đạo Thành (DSRT) là tổ hợp ăngten xếp theo hình vòng tròn. (Ảnh: VCG).

Theo Maria Kazachenko, nhà vật lý Mặt trời ở Đại học Colorado, Boulder, con người đang tiến vào kỷ nguyên vàng của thiên văn học với nhiều kính viễn vọng Mặt trời, bao gồm tàu thăm dò Parker của NASA phóng vào năm 2018 và tàu Solar Orbiter của Cơ quan Vũ trụ châu Âu phóng trong năm 2020. Cả hai con tàu đều thu thập dữ liệu trong lúc bay quanh ngôi sao.

Mặt trời chuẩn bị tiến vào giai đoạn hoạt động mạnh trong vài năm tới. Dữ liệu tần số vô tuyến mà DSRT thu thập sẽ bổ trợ cho dữ liệu của các kính viễn vọng hoạt động ở dải tần số khác. Trong hai năm qua, Trung Quốc đã phóng ít nhất 4 vệ tinh quan sát Mặt trời, bao gồm Đài quan sát Mặt trời cao cấp trong không gian chuyên nghiên cứu ngôi sao ở tần số cực tím và tia X. "Trung Quốc giờ đây có thiết bị để quan sát mọi khu vực của Mặt trời, từ bề mặt tới lớp khí quyển ngoài cùng", Hui Tian, nhà vật lý ở Đại học Bắc Kinh, cho biết.

Những đài quan sát ở Trung Quốc cũng sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng về hoạt động của Mặt trời vốn không thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng ở các múi giờ khác, theo Ding Mingde, nhà vật lý ở Đại học Nam Ninh. Nghiên cứu Mặt trời đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu.

Kính viễn vọng vô tuyến như DSRT rất hữu ích đối với nghiên cứu tầng thượng quyển của Mặt trời, chẳng hạn lóa Mặt trời và cơn phun trào vành nhật hoa (CME). Đó là những cơn phun trào plasma nóng khổng lồ từ vành nhật hoa, xảy ra khi từ trường vặn xoắn của Mặt trời va đập và nối lại. Khi hạt năng lượng cao giải phóng bởi CME bắn về phía Trái đất. Kết quả là thời tiết vũ trụ có thể phá hủy vệ tinh trên quỹ đạo, gây gián đoạn lưới điện trên Trái đất. Hồi tháng 2, một CME phá hủy 40 vệ tinh liên lạc Starlink của công ty hàng không vũ trụ SpaceX ở California.

DSRT có trường quan sát rộng, lớn hơn ít nhất 36 lần đĩa Mặt trời, cho phép kính viễn vọng theo dõi sự phát triển của CME và cách hạt năng lượng cao bắn qua không gian, theo Jingye Yan, kỹ sư trưởng của DSRT ở Trung tâm khoa học quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh. Với thông tin này, giới nghiên cứu có thể dự đoán CME có phóng tới Trái đất hay không và khi nào. 313 ăngten của DSRT cho phép kính viễn vọng đạt độ cao để dự đoán thời tiết vũ trụ. Cụm kính viễn vọng lớn có thể thu được tín hiệu yếu từ hạt năng lượng cao ở tần số từ 150 megahertz tới 450 megahertz.

Cập nhật: 16/11/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video