Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Loài vật xâm lấn với quy mô hơn 200 con/m2, gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm. Điều này khiến Trung Quốc gấp rút huy động gần 3 triệu con gà. Đó là loài vật gì?

Loài vật xâm lấn đáng sợ này chính là châu chấu (tên khoa học là Caelifera). Đây là một loài côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Chúng di chuyển tới đâu, cây cối tại đó bị hư hại rất nhiều.

Theo các chuyên gia, châu chấu có thể ăn nhiều hơn gấp 3 lần trọng lượng cơ thể của chúng trong một ngày. Châu chấu tuy chủ yếu ăn cây cỏ, lá ngô, lúa... nhưng chúng lại là loài kén ăn. Chúng đặc biệt thích ăn phần giữa tươi nhất của thân và lá nên rất có hại cho các loại cây lương thực.

Đặc biệt, một khi có môi trường sinh sản tốt, châu chấu rất dễ kết hợp với nhau và biến thành thảm họa. Do đó, từ thời xa xưa, con người đã cố gắng tìm mọi cách để đối phó với sự xâm lấn của loài vật này.


Châu chấu là loài côn trùng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Trên thực tế, cách đây 22 năm, Trung Quốc đã áp dụng một phương pháp "sinh học" đặc biệt để diệt châu chấu trên quy mô lớn. Phương pháp này không những không gây thiệt hại cho môi trường mà còn có thể giúp người nông dân gia tăng thu nhập.

Cụ thể, từ năm 2001, những người dân ở Trung Quốc đã sử dụng gà để tiêu diệt châu chấu.

Vào thời điểm đó, có một trận dịch châu chấu hoành hành ở vùng đồng cỏ Hà Bắc (Trung Quốc). Theo người dân địa phương, mật độ châu chấu trên một mét vuông lúc đó lên tới hơn 200 con.

Nhiều hoa màu, cây trồng bị châu chấu phá hoại. Thiệt hại kinh tế do dịch châu chấu gây ra vượt quá 30 triệu NDT (hơn 100 tỷ đồng). Để ngăn chặn thiệt hại này, người dân ở huyện Phong Ninh, tỉnh Hà Bắc, đã chuẩn bị thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bằng hóa học và sinh học.

Theo đó, phương pháp hóa học là phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, do hóa chất từ loại thuốc này gây thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái nên dần dần ít được sử dụng. Phương pháp sinh học là sử dụng gà, vịt để tiêu diệt đàn châu chấu.

Cuối cùng, người dân địa phương ở đây đã lựa chọn gà để diệt châu chấu. Gà được coi là thiên địch của loài châu chấu. Do đó, tương tự như chăn ngựa, cừu, chăn nuôi gà đã trở thành một dự án lớn của nông dân địa phương nhằm diệt trừ châu chấu và tăng thêm thu nhập.

Hơn nữa, dần dà, người dân nhận ra rằng việc chăn thả gà không chỉ giúp diệt châu chấu mà còn làm cho thịt gà trở nên săn chắc và ngon hơn. Nhờ đó, loại gà này cũng bán được giá cao hơn so với gà chăn nuôi bình thường.

Chăn nuôi gà để diệt châu chấu phải đối mặt với khó khăn gì?


Nông dân địa phương phải giải quyết được 3 vấn đề khi chăn nuôi gà để diệt châu chấu.

Các chuyên gia cho biết, khi chăn nuôi gà để diệt châu chấu, các nông dân địa phương phải đối mặt với 3 vấn đề chính.

  • Thứ nhất, có phải loại gà nào cũng phù hợp để chăn thả diệt châu chấu?
  • Thứ hai, chăn gà diệt châu chấu vào thời điểm nào là tốt nhất?
  • Thứ ba, làm thế nào để gà làm theo sự hướng dẫn của con người khi ăn châu chấu rồi quay trở lại?

Đối mặt với 3 vấn đề này, những người dân địa phương ở Hà Bắc đã đưa ra giải pháp tối ưu.

  • Đầu tiên, họ chọn giống gà có bàn chân to, bước đi khỏe và tốc độ chạy nhanh.
  • Thứ hai, người dân sẽ chăn thả gà để diệt châu chấu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của loài vật này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, châu chấu ở độ tuổi 2 và 3 có lượng ăn ít và cánh chưa hoàn thiện. Ở độ tuổi này, chúng ít gây hại, nên đây là giai đoạn kiểm soát tốt nhất.

Tuy nhiên, gà con không thể đảm nhận nhiệm vụ đuổi và ăn châu chấu ngay khi vừa mới sinh ra. Thay vào đó, độ tuổi tốt nhất để gà diệt châu chấu là khi chúng được 90 ngày tuổi.


Gà con không thể đảm nhận nhiệm vụ diệt châu chấu với quy mô lớn.

  • Thứ ba, để trở thành một con gà chuyên diệt châu chấu không phải là điều dễ dàng. Theo đó, nó cần phải trải qua quá trình huấn luyện. Người nông dân sẽ trở thành người tổ chức các khóa huấn luyện đặc biệt này. Mỗi một buổi huấn luyện cần khoảng từ 500 – 1.000 con gà.

Những người nông dân sẽ đưa đàn gà đến đồng cỏ và dựng lều làm "ký túc xá tạm thời". Họ sẽ thuần hóa gà để chúng di chuyển quanh lều theo quy định và hoạt động trong bán kính 500 m. Bằng cách này, gà sẽ không bị lạc. Người chăn nuôi cũng sử dụng cả còi để làm hiệu lệnh tập hợp đàn gà khi cần thiết.

Để tạo thói quen, người chăn nuôi bắt đầu thổi còi báo hiệu từ khi gà còn rất nhỏ để dạy chúng tập hợp lại. Độ dài và tần suất của hiệu lệnh thổi còi cần phải phù hợp để tránh gây nhầm lẫn cho gà.

Trung Quốc huy động gần 3 triệu con gà để diệt châu chấu


Trung Quốc từng huy động gần 3 triệu con gà để diệt châu chấu.

Theo các chuyên gia, một con gà trưởng thành có thể ăn hơn 70 con châu chấu trong một ngày. Do đó, nếu tập hợp một đàn gà lớn làm nhiệm vụ này thì rất nhanh sẽ giải quyết được vấn nạn châu chấu.

Đến năm 2012, Bộ Nông nghiệp ở Trung Quốc đã huy động 10 khu vực, trong đó gồm Hà Bắc, Nội Mông, Cam Túc... để chăn gà nhằm kiểm soát nạn châu chấu. Theo đó, có 12.500 nông dân và người chăn nuôi huy động gần 3 triệu con gà để tiến hành kiểm soát hơn 14 triệu mẫu đồng cỏ.

Nhờ có số gà này giúp làm giảm thiệt hại về kinh tế cho các đồng cỏ là 127 triệu NDT (khoảng hơn 424 tỷ đồng) và thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình tăng gần 6.500 NDT (hơn 21 triệu đồng). Sử dụng gà để ứng phó với đại dịch châu chấu quả nhiên là giải pháp tối ưu mang lại nhiều hiệu quả ở Trung Quốc.

Cập nhật: 01/11/2024 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video