Với hàng chục trang trại gián có quy mô hàng tỷ con, gián được người Trung Quốc chế biến thành nhiều món ăn.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hàng trăm nông dân trên khắp Trung Quốc đang giải phóng tiềm năng của loài gián trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ẩm thực, môi trường,…
Một trang trại gián ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, có khoảng 3 tỷ con gián tiêu thụ tới 15 tấn chất thải nhà bếp mỗi ngày. Với số lượng gián khổng lồ, chúng giúp giải quyết các vấn đề lâu dài về môi trường bằng cách giúp “ăn sạch” núi thực phẩm thừa bỏ đi.
Một trang trại gián quy mô lớn ở Trung Quốc.
Và khi các nhà hàng bán món ăn làm từ gián xuất hiện trên khắp Trung Quốc, có thể trong tương lai, loài gián sẽ trở thành một giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực của loài người.
Do đó, con người cũng cần có thải độ cởi mở hơn đối với loài côn trùng có vẻ đáng ghét này, và từ đó thúc đẩy chúng ta có những ý tưởng mới, dấn thân vào thị trường mới: thị trường của những con gián.
Biện pháp bảo vệ môi trường vượt trội
Ở vùng Sơn Đông, hàng trăm người nông dân đang nuôi trứng gián và bán ấu trùng cho một số ít các công ty lớn hơn nhằm tham gia vào các doanh nghiệp sản xuất thuốc hoặc phân hủy chất thải nhà bếp.
Người tiên phong của họ là Li Yanrong, người sáng lập Công ty Công nghệ Nông nghiệp Qiaobin, có trụ sở tại thành phố Khương Châu. Mỗi ngày, 3 tỉ con gián của ông Li ăn tới 15 tấn chất thải nhà bếp mà thành phố thải ra.
Theo ông Li, bởi vì loài gián có thể ăn bất cứ thứ gì, đồng thời chúng có thể tiêu thụ hết khối lượng thực phẩm bằng khoảng 5% trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày, nên những con gián là công cụ hiệu quả để xử lý các chát thải nhà bếp của thành phố.
Cho gián ăn chất thải.
"Gián đã ăn thực vật và chất hữu cơ từ hàng trăm triệu năm trước, vì vậy chúng là những chuyên gia về phân hủy chất thải" – Ông Li cho biết.
Chất thải ủ bằng gián là cách bảo vệ môi trường vượt trội so với phương pháp truyền thống như chôn lấp hay đốt cháy, bởi vì nó không tạo ra ô nhiễm nước ngầm, khí nhà kính hoặc tranh chấp giữa các cư dân bãi rác lân cận.
“Không có cách nào xử lý chất thải nhà bếp tốt hơn là cho gián ăn” - Ông Li nói.
Từ làm thức ăn cho gà…
Bên cạnh việc nuôi gián bằng chất thải nhà bếp, Li còn phát hiện ra cách khác để kinh doanh từ gián. Sau khi những con gián chết đi, ông Li cho nghiền nát những con gián thành bột có hàm lượng protein cao, biến nó thành thức ăn nuôi gà.
Bởi trong gián có hơn 60% protein, vượt xa mức 20-30% của thịt bò và thịt gà. Loại bột này không chỉ khiến những con gà no bụng, mà nó còn có thể giúp những con gà giảm mỡ, tăng khả năng miễn dịch.
Sau đó nghiền chúng thành thức ăn cho gà.
…đến trở thành thực phẩm cho người
Nhiều người đã xem xét tới khả năng gián cung cấp lương thực cho con người. Các nhà hàng đã bán các món ăn làm từ gián ở các tỉnh như Sơn Đông, Tứ Xuyên và Vân Nam.
Gián, có màu vàng nhạt và mềm, thường được chiên hoặc xào và gia vị với gia vị và muối. Mặc dù không có công ty nào hay liên doanh thương mại nào sản xuất thực phẩm làm từ gián với quy mô lớn, nhưng theo ông Li, chuyện đó sẽ sớm xảy ra.
Người ta bắt đầu nghiên cứu sử dụng sữa từ những con gián Diploptera punctate – chi gián duy nhất sinh con thay vì đẻ trứng, sinh sống chủ yếu trên các đảo ở Thái Bình Dương. Sữa giánđược cho là chứa năng lượng nhiều hơn gấp ba lần sữa từ bò - mặc dù các nhà nghiên cứu nói thêm rằng họ không có bằng chứng nào cho thấy rằng sữa gián an toàn cho con người.
Ngoài ra, năm 2013, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới công bố một bản nghiên cứu cho thấy để giải quyết tình trạng thiếu lương thực, con người bắt đầu tập ăn các loại côn trùng.
Hoặc biến gián thành những món ăn khoái khẩu cho người như sushi, gián xào, rán, chiên,...
Những ý tưởng tương tự đã truyền cảm hứng cho Li Bingcai, một nông dân gián ở thành phố Yibin nông thôn của tỉnh Tứ Xuyên, người đã tham gia kinh doanh chỉ hai năm trước đây.
"Tôi dự định sản xuất các sản phẩm thực phẩm như thịt viên gián và bột gián trong hai năm” Li nói. Nói là làm, hiện, Li bán tới 10kg gián/tháng cho nhà hàng địa phương để chế biến thành món ăn.
"Lúc đầu mọi người đều sợ hãi, ghê tởm thức ăn từ gián, nhưng giờ thì rất nhiều người đã quen, và thậm chí còn thích ăn chúng", Li nói. "Gián có hương vị đặc biệt và chứa đầy protein béo ngậy".
Để đạt được sự chấp thuận của cộng đồng trong việc đưa gián trở thành thức ăn, vật nuôi hay thậm chí là thuốc chữa bệnh ở Trung Quốc, những người kinh doanh trong ngành này phải nỗ lực trong một thời gian dài, và chặng đường đó vẫn chưa kết thúc.
Cận cảnh món sushi gián của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, những người tiên phong trong ngành công nghiệp sản xuất gián tin tưởng rằng họ sẽ thành công trong việc tạo dựng thị trường tiêu thụ những sản phẩm làm từ gián.