Trung Quốc tăng cường gieo giống cây trồng trong không gian

Trong suốt 25 năm qua, các nhà khoa học Trung Quốc đã không ngừng đưa nhiều hạt giống vào không gian, và đã lai tạo ra hơn 120 loại thực vật.


Các loại cây trồng đã được Trung Quốc nhân giống thành công trong không gian (Ảnh: Chinadaily)

Trong đó, nổi bật là các loại cây nông nghiệp như cà tím, dưa chuột, hạt tiêu, ớt và cà chua.

Các nhà khoa học đã lai tạo đột biến cà tím có kích thước to bằng quả bóng rổ và dưa chuột dài nửa mét. Với các loại quả xuất phát từ hạt giống được đưa lên không gian lại thường có giá bán cao hơn so với bình thường.

Theo ông Li Qingsheng, giám đốc của một công ty hạt giống ở miền tây Trung Quốc cho biết, tại tỉnh Cam Túc, ớt Hangjiao-5 nhân giống từ trong không gian chiếm hơn một nửa thị phần ớt ở thị trường địa phương. Loại ớt này cũng được bán với giá cao hơn. Đồng thời, nông dân cũng muốn trồng loại ớt này vì nó phát triển nhanh, năng suất cao và người tiêu dùng cũng thích ớt này hơn vì có thịt dày và ít hạt.

Diện tích trồng ớt, sử dụng hạt giống được phát triển từ hạt giống được đưa vào không gian nhờ tàu Thần Châu III năm 2002, đã lan rộng đến các tỉnh khác và khu vực, bao gồm cả khu tự trị Tân Cương, Vân Nam và tỉnh Thanh Hải.

Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của công nghệ không gian, nhiều loại giống cà tím, cà chua, đậu... cũng đã gia nhập thị trường.

Chỉ vài ngày đi trong không gian nhưng những hạt giống trên có thể có các đặc điểm mà các nhà khoa học mong muốn. Song trước đó nhiều năm, các nhà lai tạo đã phải làm nhiều việc để chuẩn bị cho sự ra đời của loại hạt giống mới này.

Lần đầu tiên, Trung Quốc đưa giống cây trồng vào không gian bằng một vệ tinh năm 1987. Khi trạm không gian Mir của Nga còn hoạt động những năm 1992-1998, Trung Quốc đã đưa giống cây cà chua nhỏ và to lên trạm Mir gieo. Nhưng một số hạt đã không nẩy mầm. Đến năm 2005, giống cà chua mới được các nhà khoa học Trung Quốc gieo thành công bằng cách lựa chọn các hạt có đặc điểm tốt. Mỗi lần lựa chọn thế hệ hạt, thông thường phải mất 4 năm, dù vậy nó vẫn nhanh hơn so với cách tạo giống truyền thống.

Trước Trung Quốc, Nga đã sử dụng đột biến không gian để cải tiến cây trồng, bao gồm lúa mì, bông và cây thông Noel. Còn Mỹ cũng sử dụng phương pháp này để cải thiện dầu hoa hồng giúp sản xuất làm nước hoa. Mặc dù các nước này đến nay đã cắt giảm một phần công nghệ đó nhưng Trung Quốc vẫn đang tăng cương gieo hạt giống trong không gian.

Trung Quốc vẫn đang muốn khám phá những hạt bức xạ năng lượng cao bí ẩn trong không gian có thể gây ra các đột biến về cây trồng, hoặc sử dụng nó như một phương pháp thay thế cho những hóa chất nguy hiểm không được sử dụng trên mặt đất, như trường hợp Cobalt-60.

Hiện có ít nhất 224 nhóm nghiên cứu tại các viện nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc và ít nhất 60 cơ sở gieo trồng hạt giống trong không gian đã được thành lập ở Trung Quốc. Tới nay, Trung Quốc đã đưa gần 400 hạt giống cây trồng vào không gian trong 23 lần phóng vệ tinh và 10 lần phóng tàu vũ trụ trong chương trình không gian có người lái của nước này.

Dự kiến, khi trạm không gian của Trung Quốc được lắp ráp vào năm 2020, sẽ cung cấp cơ sở quan trọng giúp các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành thí nghiệm và khám phá những bí mật của đột biến do không gian.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video