Túi độn ngực nhân tạo: An toàn, nhưng cũng nhiều rủi ro!

Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hai ca tử vong do giải phẫu thẩm mỹ ngực ở HN và TP.HCM. Bác sỹ Crishna B Clough điểm lại các quan điểm hiện có về vấn đề này nhân dịp hội nghị giải phẫu thẩm mỹ và chỉnh hình lần thứ 50 ở Pháp.

1- Dễ gây ra ung thư vú

Túi độn ngực chứa silicon (Ảnh: VNN)
Sai. Phụ nữ mang túi độn ngực nhân tạo không có nguy cơ ung thư vú cao hơn hoặc thấp hơn so với toàn thể cộng đồng nữ giới.

Dù có hay không có túi độn ngực nhân tạo, người phụ nữ có rủi ro 1/9 phát sinh ung thư vú trong suốt cuộc đời và dù cho túi độn ngực chứa nhiều huyết thanh hay silicol.

2- Túi độn ngực silicon dễ gây nguy cơ hơn

Sai. Hiện thời gần 97% phụ nữ mang túi độn ngực nhân tạo chứa silicon. Nghiên cứu do các uỷ ban chuyên gia chính thống của Pháp (Andem), Anh, Mỹ đều cho thấy túi độn ngực này không gây ra bất kỳ nguy cơ phát sinh bệnh do viêm nhiễm "tự miễn dịch".

Túi độn ngực silicon được phép sử dụng lại ở Pháp từ năm 2001. Nguy cơ chỉ xảy ra khi túi bị rò rỉ nhưng không biết và keo silicon chảy ra, tạo thành các viên silicon định khu, gây ra u viêm. Bác sỹ giải phẫu loại bỏ bằng cách thay túi độn ngực mới, không gây tổn hại tới sức khoẻ vì được coi là ca cấp cứu y học bình thường. Hiện nay, các dạng gel silicon có độ keo dính cao hơn, nên ít gây nguy cơ bị rò rỉ.

3- Gây ảnh hưởng tới chụp X-quang vú

Vừa đúng vừa sai.

Nếu túi độn ngực được đặt ngay phía sau bầu vú, sẽ che phủ khoảng 1/3 phần khoang vú được phân tích qua chụp X-quang vú. Do đó, cần chọn bác sỹ X-quang chuyên gia về chụp vú có mang túi độn ngực, vì có các kỹ thuật đặc hiệu.

Còn với túi độn ngực đặt sau cơ ngực ít gây khó khăn hơn khi chụp và phân tích. Chính vì thế bác sỹ giải phẫu thẩm mỹ thường khuyến khích sử dụng kỹ thuật này, vì có kết quả thẩm mỹ tự nhiên và giữ được bền lâu hơn.

4- Sau khi giải phẫu thành công không còn nguy cơ gì nữa

Sai. Ngoài nguy cơ bị túi nứt gây rò rỉ, phụ nữ mang túi độn có thể sinh ra lớp vỏ, tức là do phản ứng của túi độn mà tạo ra một lớp vỏ bọc mô sợi xung quanh túi độn ngực, ngày càng dầy và rắn lại theo thời gian.

Gần như toàn bộ các ca sinh lớp vỏ xuất hiện trong hai năm đầu sau khi đặt túi độn. Dù theo kiểu túi độn nào thì nguy cơ này cũng xảy ra trong khoảng từ 5-10% ca phẫu thuật, và không thể đề phòng trước được.

Nếu lớp vỏ trên cứng và gây khó chịu, cần phải giải phẫu để loại bỏ. Cũng chưa rõ nguyên nhân nhưng quan sát thấy lớp vỏ xuất hiện ít hơn nếu túi độn đặt phía sau cơ ngực so với khi đặt sau bầu vú. Có thể do sự co bóp của cơ ngực.

5- Sau khi đặt túi độn ngực không thể chơi được bất kỳ môn thể thao nào nữa

Sai. Về mặt y học qua thời kỳ liền sẹo từ 1-3 tháng sau, không có phản chỉ định nào về mặt chơi thể thao. Tại phòng thí nghiệm đã có trắc nghiệm về độ bền vững của túi độn ngực với áp suất cao hơn áp xuất nén trên cơ bắp ở trạng thái chịu nén. Còn về nguy cơ túi động ngực bị di chuyển vị trí coi như không có: bác sỹ giải phẫu đã tính toán kỹ về vị trí đặt túi độn và tạo ra một "áo nịt ngực" nội tạng để giữ nguyên vị trí của túi độn ngực.

Điều đó không có nghĩa là không cần mang áo nịt ngực, vì túi độn ngực nhân tạo cũng chịu ảnh hưởng của trọng lực của vú.

Theo Femme Actuelle, VNN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video