Tường gạch có thể hấp thụ ánh sáng tạo ra năng lượng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại sơn năng lượng mặt trời có thể hấp thụ hơi nước và phân tách để tạo ra Hydro - nguồn năng lượng sạch nhất.

Sơn chứa một hợp chất mới được tạo ra mang đặc tính như hạt hút ẩm được dùng trong gói hút ẩm để giữ thực phẩm, thuốc, cũng như thiết bị điện tử tươi mới và khô thoáng.

Nhưng khác với hạt chống ẩm, loại vật liệu mới - hợp chất muối sunfua molypden tổng hợp, cũng đóng vai trò như một chất bán dẫn, đồng thời phân tách hydro và oxy từ các nguyên tử nước.


Hai nhà khoa học của ĐH RMIT là Tiến sỹ Torben Daeneke (phải) và Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh cùng nhau nghiên cứu ra loại sơn mới này.

Nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học RMIT (Úc), Tiến sĩ Torben Daeneke cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng nếu trộn hợp chất trên với các hạt oxit titanium sẽ tạo ra được một loại sơn hấp thụ ánh nắng và sản xuất nhiên liệu hydro từ năng lượng mặt trời và không khí ẩm.

Oxit titanium là chất màu trắng được dùng phổ biến trong sơn tường. Điều này có nghĩa rằng phần bổ sung đơn giản trong vật liệu mới có thể biến một bức tường gạch thành nơi thu hoạch năng lượng và sản xuất nhiên liệu cho nhà cửa".

Tiến sĩ Torben Daeneke chia sẻ: "Phát triển mới của chúng tôi có rất nhiều ưu điểm. Không cần nước sạch hoặc nước lọc để duy trì và vận hành hệ thống. Bất cứ nơi nào có hơi nước trong không khí, ngay cả những khu vực hẻo lánh cách xa nguồn nước cũng có thể sản xuất ra nhiên liệu".

Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh, đồng nghiệp của Tiến sĩ Torben, cho biết hydro là nguồn năng lượng sạch nhất và có thể dùng được trong pin nhiên liệu cũng như buồng đốt thông thường như nguồn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh nói: "Hệ thống này cũng có thể dùng được trong điều kiện khí hậu rất khô nhưng nóng gần các đại dương. Hơi nước từ nước biển bốc hơi do nắng nóng có thể hấp thụ để sản xuất nhiên liệu. Đây là một khái niệm phi thường – sản xuất nhiên liệu từ mặt trời và hơi nước trong không khí".

Nghiên cứu này đã được công bố trên ACS Nano - Tạp chí chuyên đề của Hiệp hội Hóa học Mỹ với tiêu đề “Surface Water Dependent Properties of Sulfur Rich Molybdenum Sulphides – Electrolyteless Gas Phase Water Splitting” (tạm dịch: “Các đặc tính phụ thuộc nước bề mặt của hợp chất muối sunfua molypden giàu lưu huỳnh – thủy phân pha khí không chất điện giải”).

Cập nhật: 24/06/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video