Vận động viên Pháp bơi 8.850km xuyên Thái Bình Dương

Benoît Lecomte sẽ bơi từ Nhật Bản tới Mỹ trong hành trình vượt Thái Bình Dương dài 8.850 km với thời gian dự kiến là 6 tháng.

Benoît Lecomte bắt đầu hành trình hơn 8.850km bơi xuyên Thái Bình Dương hôm qua ở ngoài khơi thành phố Choshi gần Tokyo, Nhật Bản, theo Business Insider. Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, Lecomte sẽ tới thành phố San Francisco, California, Mỹ, sau 6 tháng nữa. Trong hành trình dài ngày này, vận động viên 51 tuổi người Pháp sẽ chạm trán nhiều loài động vật biển như cá mập và sứa, chịu đựng nhiệt độ lạnh giá và băng qua đảo rác khổng lồ.

"Tại sao lại tham gia chuyến đi? Đó là một câu hỏi rất hợp lý, tôi đã hỏi mình hết lần này tới lần khác. Tôi bắt đầu tới niềm đam mê dành cho đại dương, niềm đam mê đối với nước biển", Lecomte chia sẻ.


Hành trình vượt Thái Bình Dương của Lecomte. (Video: Seeker).

Sau khi hoàn thành hành trình bơi qua Đại Tây Dương trong 73 ngày năm 1998, Lecomte nói mục tiêu tiếp theo là Thái Bình Dương. Nhưng việc kết hôn, sinh con và nhiều yếu tố khác khiến chuyến đi bị chậm lại hơn một thập kỷ. Khoảng 7 năm trước, ông bắt đầu tập trung vào chuẩn bị cho hành trình mới. Lecomte cộng tác với Seeker và Discovery trong dự án mang tên "The Swim". Ông hy vọng dự án sẽ giúp nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở biển.

Trong suốt chuyến đi, Lecomte và con tàu hộ tống ông trong hành trình sẽ thu thập mẫu vật và kiểm tra nước, xem xét mọi thứ từ nhiễm xạ sau sự cố Fukushima đến sự tồn tại của vi nhựa ở đảo rác Thái Bình Dương. "Đối với tôi, đây là một cơ hội không thể tốt hơn để thu hút sự chú ý đối với đại dương và tình trạng của đại dương bằng cách làm thứ gì đó điên rồ như bơi lội kiểu này", Lecomte chia sẻ.

Để thực hiện dự án, Lecomte lên kế hoạch bơi 8 tiếng/ngày, vượt qua khoảng 48km sau mỗi lần bơi. Ông sẽ dành thời gian còn lại để ngủ nghỉ và ăn trên tàu. Con tàu hộ tống ông trang bị bộ định vị vệ tinh GPS, nhờ đó thủy thủ đoàn có thể theo dõi nơi Lecomte nhô lên từ mặt nước mỗi ngày và quay lại đúng điểm đó để bơi tiếp vào ngày hôm sau.

Lecomte sẽ cần ăn 8.000 calo/ngày để đủ sức thực hiện hành trình. Bữa ăn của ông chủ yếu gồm thực phẩm khô và đông lạnh chia thành nhiều bữa khi ông ở trên tàu. Ngoài ra, Lecomte sẽ ăn súp và thức ăn lỏng khác khi ở dưới nước mỗi lần cách nhau 30 phút. Lecomte nói ông không ăn đồ ngọt nhưng sẽ tiêu thụ nhiều chất béo.

Đối với hoạt động bơi, Lecomte sẽ mang chân chân chèo, ống thở và bộ đồ lặn, các trang bị thiết yếu khi ông tới gần vùng biển Mỹ, nơi nước lạnh có thể làm nhiệt độ cơ thể tụt xuống mức nguy hiểm. "Khó khăn lớn nhất là nhiệt độ", Lecomte nói. Những con sóng cao tới hơn 15 mét cũng là thách thức lớn, đặc biệt sóng xô có thể khiến Lecomte khó duy trì khoảng cách gần tàu.


Lecomte lên kế hoạch bơi 8 tiếng/ngày, vượt qua khoảng 48km sau mỗi lần bơi.

Một rủi ro khác là sự chú ý từ như đàn cá mập tò mò. Trên tàu có thiết bị phát trường điện từ để ngăn cá mập bơi tới quá gần và Lecomte cũng đeo vòng từ có thể xua đuổi chúng. Ông biết sẽ gặp cá mập bởi hành trình đi qua khu vực nơi cá mập trắng di cư. Lecomte cũng có thể gặp sức độc và những con cá heo trên đường đi.

Để chuẩn bị về mặt sức khỏe, Lecomte tập trung vào tập luyện giúp cơ thể quen với hoạt động liên tục trong 8 tiếng ở 60% nhịp tim tối đa. Ông bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ 3 - 5 tiếng/ngày hàng tuần, và cố gắng duy trì nhịp tim ở mức 120 nhịp trong lúc tập luyện. Về trí não, Lecomte nói ông "luyện cách tách rời tâm trí với cơ thể". Ông hy vọng suy nghĩ và tập trung vào thứ gì đó mỗi ngày sẽ giúp bản thân đối phó với thách thức về mặt thần kinh khi bơi liền 8 tiếng dưới nước.

Dự án có sự tham gia của nhiều đối tác, bao gồm 27 tổ chức khoa học như Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Viện Hải dương học Woods Hold. Lecomte và thủy thủ đoàn trên tàu sẽ thu thập hơn 1.000 mẫu vật, cho phép các nhà khoa học tìm hiểu nhiều hơn về ô nhiễm rác thải nhựa, di cư của động vật có vú, sinh vật phù du, khả năng chịu đựng trong điều kiện cực hạn.

Cập nhật: 07/06/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video