Vòng tròn khổng lồ bao quanh sao Thổ mà con người biết đến từ 400 năm trước đang biến mất trong sự ngỡ ngàng của các nhà thiên văn học.
Mọi người dễ dàng nhận ra sao Thổ với vành đai tuyệt đẹp bao quanh. Đó là vòng tròn lớn nhất, sáng nhất trong hệ mặt trời. Vành đai này kéo dài 280.000 km, đủ rộng để bao quanh một diện tích lớn hơn trái đất 6 lần. Tuy nhiên, vòng tròn này đang gần như biến mất, nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán của các nhà thiên văn học.
Vành đai của sao Thổ chính thức biến mất. Ảnh: CEA.fr.
Hiện tại bề mặt sao Thổ đang có lượng mưa kỉ lục, mỗi giây có khoảng 10 tấn nước rơi từ vành đai xuống bên dưới. Cơn mưa này đã làm cho phần còn lại của vành đai sao Thổ tan rã. Các vòng tròn bao quanh sao Thổ được tạo thành chủ yếu từ những khối băng và đá. Nó liên tục hứng chịu sự bắn phá của bức xạ UV của mặt trời và các thiên thạch nhỏ.
Khi xảy ra va chạm, các hạt băng sẽ bốc hơi tạo thành các phân tử nước mang điện tích và tương tác với từ trường của hành tinh này. Cuối cùng, nước rơi trở xuống sao Thổ và bốc hơi trong bầu khí quyển.
Những cơn mưa từ vành đai được biết đến lần đầu vào năm 1980 khi tàu thăm dò Voyager của NASA nhận ra các dãy tối kì lạ thực chất là cơn mưa xuất phát từ các vòng tròn.
Các nhà khoa học tiên lượng vành đai sẽ biến mất sau 300.000 năm. Sau đó dữ liệu từ tàu Cassini cho thấy điều này đến sớm hơn. Trước khi rơi xuống bề mặt sao Thổ vào năm 2017, Cassini đã ghi nhận rõ hơn về lượng mưa.
Dữ liệu cho thấy những cơn mưa từ vành đai lớn hơn so với dự đoán. Các nhà khoa học tính toán rằng vành đai chỉ có thể tồn tại trong 100.000 năm, giảm 3 lần so với trước đây. Nhưng ngay tại thời điểm này, vành đai của sao Thổ đã chính thức biến mất.
Vành đai sao Thổ được các nhà thiên văn học bỏ công nghiên cứu hàng thế kỉ nay. Ảnh: Newslegde.
Trong phần lớn thời gian tồn tại của mình, thực ra sao Thổ cũng "trần trụi" giống như trái đất, không có vành đai nào bao quanh. Sao Thổ hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước nhưng các vòng tròn bao quanh nó chỉ có tuổi thọ từ 100-200 triệu năm tuổi, tức cùng thời với khủng long trên trái đất.
Trong quá trình tìm hiểu các vòng tròn bao quanh hành tinh này, các nhà khoa học cũng khám phá ra nhiều vấn đề thú vị. Chẳng hạn như khi tàu thăm dò Cassini theo dõi mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, nó đã phát hiện ra một vệt băng và hơi nước được "bơm" vào vòng E của vành đai.
Nghiên cứu của các nhà thiên văn học xác định mặt trăng sáng nhất, phản chiếu nhất hệ mặt trời này không ngừng phun ra bụi và khí. Một số được đẩy ra ngoài không gian và rơi vào vòng E, số còn lại rơi ngược xuống về mặt Enceladus tạo ra một màn sương trắng mờ bao phủ.
Cách đây 4 thế kỷ, Galileo đã nhận ra vành đai của sao Thổ và ông đã gọi nó là "hai chiếc tai". Kể từ đó, vành đai đặc biệt này luôn là đề tài thu hút các nhà thiên văn học trên toàn thế giới.