Vật liệu của tương lai lấy cảm hứng từ rắn độc

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cấu trúc nano trên da của một loài rắn độc châu Phi, có tác dụng hấp thụ ánh sáng cực tốt...


Da rắn Gaboon tây Phi là nguồn cảm hứng cho một loại vật liệu nhân tạo có khả năng hấp thụ ánh sáng cực tốt.

Loài rắn Gaboon Tây Phi, một trong những loài rắn lớn nhất ở châu Phi, có những vẩy đen mượt, xếp thành dạng hình học trên da. Những mảng vẩy đen trên da của chúng có khả năng hấp thụ ánh sáng rất tốt.

Các nhà khoa học người Đức đã tìm được bí ẩn đằng sau những vẩy màu đen này. Bề mặt vẩy đen của rắn được tạo thành từ những cấu trúc siêu nhỏ như của lá cây, gắn chặt với nhau và được bao phủ bởi một cấu trúc khác có kích thước nanometre.

Nhóm các nhà khoa học này cho rằng cấu trúc siêu nhỏ và cấu trúc nano ở những vị trí khác nhau, làm phân tán và giữ lại các tia sáng khi tiếp cận da rắn. Cấu trúc này có thể được ứng dụng để tạo ra một loại vật liệu mới.

Vật liệu nhân tạo này có khả năng hấp thụ ánh sáng cao và có thể được sử dụng trong các hệ thống quang học hoặc hệ thống giữ nhiệt.

Theo Kien Thuc, The Age
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video