Vẻ đẹp ngoạn mục của "báu vật vũ trụ"

Thiên thạch bí ẩn được đặt tên Fukang. Khi rơi xuống Trái đất, bề ngoài của nó không đặc biệt. Sau đó, các nhà khoa học phát hiện "báu vật vũ trụ" này đẹp hơn những mẫu thiên thạch được tìm thấy.

Cho đến khi các nhà khoa học tiến hành xẻ nhỏ Fukang, họ phát hiện đó là một báu vật vũ trụ.

Các tinh thể óng ánh sắc vàng của một khoáng chất tên olivine, có cấu trúc hình tổ ong từ hợp chất nickel - sắt.


Phần thiên thạch lớn nhất từng được bán đấu giá với giá khởi điểm hai triệu USD.

Tảng thiên thạch này được phát hiện vào năm 2000 tại sa mạc Gobi, Trung Quốc. Nó có trọng lượng tương đương xe ô tô năm cửa.

Hiện nay, nó đã bị chia nhỏ ra làm nhiều phần. Một nhà sưu tập ẩn danh đang sở hữu phần thiên thạch lớn nhất nặng tới 420kg. Năm 2008, nó được đấu giá với giá khởi điểm hai triệu USD.


Khi ánh mặt trời xuyên qua, tảng thiên thạch này sẽ tạo ra hiệu ứng màu sắc tuyệt đẹp.

Phòng thí nghiệm thiên thạch Tây Nam Arizona cũng sở hữu phần thiên thạch nặng 32kg. Các nhà khoa học ở đây còn coi Fukang là một trong những phát hiện thiên thạch vĩ đại nhất thế kỉ 21.

Họ khẳng định, nó đẹp hơn tất cả các mẫu thiên thạch pallasite được tìm thấy từ trước tới nay.


Pallasite có cấu tạo một nửa là sắt nikel, một nửa là olivin.

Pallasite có cấu tạo một nửa là sắt nickel, một nửa là olivin khiến thiên thạch này có hình dáng giống đá mosaic kỳ bí.

Các nhà khoa học còn cho rằng, Fukang chính là những gì sót lại của quá trình hình thành những hành tinh của hệ mặt trời cách đây 4,5 tỷ năm.

Theo Tiền Phong, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video