Vệ tinh hết hạn tan rã và vỡ thành nhiều mảnh trên quỹ đạo

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết vệ tinh thời tiết NOAA-17 đã tan rã và vỡ thành ít nhất 16 mảnh.


Mô phỏng vệ tinh NOAA-17 khi còn hoạt động. (Ảnh: NOAA).

Được phóng lên vào năm 2002, NOAA-17 hoạt động trên quỹ đạo cực ở độ cao 800 km với nhiệm vụ giám sát khí tượng, thủy văn, môi trường không gian và cung cấp các dịch vụ dự báo thời tiết. Vệ tinh đã kết thúc sứ mệnh vào năm 2013 và sau 8 năm trôi dạt trên quỹ đạo, nó chính thức tan rã vào 10/3, theo các quan sát từ Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 (18 SPCS) của Lực lượng Không gian Mỹ.

"Tại thời điểm này, các mảnh vỡ không gây ra mối đe dọa nào đối với Trạm Vũ trụ Quốc tế hay các tài sản không gian quan trọng khác", NOAA nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, cơ quan này không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về nguyên nhân gây ra sự cố. Trong báo cáo hôm 19/3, 18 SPCS cho biết thêm rằng không có dấu hiệu cho thấy một vụ va chạm đã kích hoạt sự tan rã của vệ tinh.

Các vệ tinh thời tiết của NOAA thường có tuổi thọ thiết kế 3 năm nhưng có thể kéo dài sứ mệnh gấp nhiều lần. Bên cạnh NOAA-17, thiết bị tiền nhiệm của nó là NOAA-16 cũng hoạt động tới 14 năm trên quỹ đạo trước khi gặp sự cố vào năm 2015.

"Khi một vệ tinh ngừng hoạt động, chúng tôi sẽ tắt tất cả các thiết bị phát sóng của nó, đồng thời ngắt kết nối pin, mở van đẩy để làm cạn kiệt nitơ và hướng mảng năng lượng Mặt Trời ra xa Mặt Trời. Điều này nhằm đảm bảo vệ tinh ở trạng thái trơ nhất có thể, giúp giảm nguy cơ nhiễu tần số vô tuyến với các vệ tinh khác", NOAA cho biết thêm.

Cập nhật: 24/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video