Vén màn những bí ẩn về sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời và luôn là bí ẩn với con người. Tuy nhiên, những hình ảnh mới đây do tàu vũ trụ Messenger cung cấp đã giúp các nhà khoa học vén được phần nào bức màn bí ẩn về sao Thủy, theo BBC.

Những phát hiện mới về Sao Thủy

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã khám phá rất nhiều bí ẩn về sao Thủy nhờ tàu thăm dò vũ trụ Messenger. Con tàu đã kết thúc sứ mệnh vào tháng 5.2015.


Tàu vũ trụ Messenger bay quanh sao Thủy - (Ảnh chụp màn hình NASA)

Sao Thủy có bầu không khí mỏng. Vào ban ngày, do gần mặt trời, ánh nắng thiêu đốt trên bề mặt hành tinh lên đến 430oC. Trong khi ban đêm, nhiệt độ lại xuống cực thấp, trong lòng các hố thiên thạch ở 2 vùng cực hành tinh có thể xuống đến âm 180oC.

Sao Thủy có nhiều nét khá tương đồng với mặt trăng, như: bề mặt có màu xám và đất đá cằn cỗi; cả 2 đều xuất hiện rất nhiều hố thiên thạch, dấu tích để lại của những vụ va chạm khủng khiếp với sao chổi và các tiểu hành tinh.


Bề mặt sao Thủy có nhiều hố thiên thạch như mặt trăng - (Ảnh chụp màn hình NASA)

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được quá trình hình thành của sao Thủy và vì sao nó lại có từ trường, điều gì đã xảy ra trên hành trình suốt 4,5 tỉ năm tồn tại của nó.

Các nhà khoa học cũng phát hiện một bí ẩn khác trên sao Thủy khiến họ không thể giải thích rõ ràng. Trên bề mặt hành tinh xuất hiện nhiều vết nứt, hoặc đó cũng có thể là những vách đá khổng lồ trải dài trên một khu vực rộng lớn. Chúng giống như các nấc thang khổng lồ, nấc lớn nhất dài hơn 1.000 km và cao đến 3 km.

Các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích hiện tượng này. Họ cho rằng các phiến đá địa chất có thể cùng lúc bị đẩy đi, nứt gãy và trồi lên trên tạo thành những đoạn đứt gãy hoặc khe nứt trên bề mặt sao Thủy. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do lõi sao Thủy nguội đi qua thời gian khiến kích thước hành tinh bị thu nhỏ.


Hố thiên thạch và những đứt gãy trên bề mặt hành tinh - (Ảnh chụp màn hình NASA)

Khám phá sao Thủy sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn các hành tinh trong hệ mặt trời cũng như cấu trúc vận hành của vũ trụ. Tháng 8.2004, NASA phóng tàu thăm dò vũ trụ Messenger tại bang Florida (Mỹ).

Dù sao Thủy chỉ cách Trái đất 91 triệu km nhưng do Messenger không đủ nhiên liệu để bay thẳng vào quỹ đạo hành tinh nên đã thực hiện nhiều chuyến bay vòng để lợi dụng lực hấp dẫn của Trái đất, sao Kim và Mặt trời.

Tàu đã bay hết quãng đường 7,8 tỉ km trong hơn 6 năm. Năm 2011, Messenger xâm nhập quỹ đạo sao Thủy và trở thành tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên làm được việc này.

Messenger đã bay quanh sao Thủy 4 năm và gửi về Trái đất hơn 280.000 hình ảnh. Sau đó, do chịu tác động của lực hấp dẫn, tàu thăm dò đã đâm vào sao Thủy và kết thúc sứ mệnh.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video