Vết nứt khổng lồ chia đôi châu Phi đang ngày càng lớn, nhưng điều này có ý nghĩa gì?

Một hiện tượng có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chất, đòi hỏi các nhà khoa học phải chung tay tìm hiểu lý do vì sao.

Thời gian gần đây, các trang tin xã hội đã cho đăng tải hình ảnh một vết nứt lớn ở khu vực thung lũng Rift (Narok County, Kenya). Theo ghi nhận, vết nứt sâu 15m, rộng 20m, và đang ngày càng kéo dài.

Theo Daily Nation, một nhà địa chất cho biết hiện tượng này xảy ra là vì khu vực vốn có kết cấu yếu. Một số vết nứt là mới, nhưng phần lớn trong số đó đã tồn tại từ lâu và bị chôn vùi trong tro bụi núi lửa. Sau những trận mưa lớn gần đây, lớp tro bị rửa trôi và làm lộ ra những vết nứt khủng khiếp này.

Vết nứt lan rộng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cư dân sinh sống quanh thung lũng Rift. Nhiều gia đình đã phải đi di tản, trong đó có một căn nhà bị phá hủy trực tiếp.

Nhưng chính xác thì điều gì đang xảy ra?

Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng quá mới mẻ, vì khu vực này vẫn đang... nứt rất thường xuyên.

Trên thực tế, miền đông của châu Phi đang dần bị chia cắt, do mảng kiến tạo dài tới 5000km chạy dọc về phía đông của lục địa.


Miền đông của châu Phi đang dần bị chia cắt.

Mảng kiến tạo của châu Phi đã chia thành các mảng Somali và Nubia, tạo thành một hình chữ Y, và chúng đang tách khỏi nhau. Quá trình này được đặt tên là EARS (Hệ thống nứt gãy Đông Phi) đã bắt đầu một cách chậm rãi từ 25 triệu năm trước, với tốc độ chỉ rơi vào khoảng vài milimet/năm.

Điều này cũng đồng nghĩa rằng khoảng 10 triệu năm sau này, sẽ có một đại dương mới được hình thành tại khu vực miền Đông châu Phi đã để lại.

Có một vài giả thuyết được đặt ra về EARS, trong đó nổi bật nhất là do các hoạt động địa chất đã đẩy các khối vật chất siêu nóng lên bề mặt, khiến nó nứt gãy. Dù rằng chưa có kết luận, nhưng đây được cho là giả thuyết khả dĩ nhất.

Dĩ nhiên, một hiện tượng như vậy đã để lại nhiều hậu quả. Một số khu vực bị thu hẹp trong vài triệu năm qua, số khác thì tăng diện tích. Quá trình chia cắt rõ rệt đến mức tạo ra những mảng kiến tạo ở quy mô nhỏ, như mảng Victoria và Rovuma. Các hoạt động địa chất cũng tạo ra một hệ thống núi lửa ngầm bên dưới lòng đất.

Các vết nứt tương tự cũng từng xảy ra trong quá khứ. Năm 2005, một cái hố rộng 8m đã chạy thêm 60km chỉ trong vòng 10 ngày. Khe nứt này xuất hiện là do magma từ núi lửa Dabbahu (Ethiopia) chảy xuống lòng đất, rồi được hạ nhiệt và đẩy lên trên bề mặt. Còn lý do nó ngày càng lớn là vì hoạt động của EARS.

Quay trở lại vết nứt từ Kenya. Theo nhiều đánh giá, khả năng nguyên nhân cũng tương tự như cái hố ở Ethiopia - tức là vì các ngọn núi lửa ngầm hoạt động. Tuy vậy, tiến sĩ James Hammond từ ĐH London thì không đồng tình.

"Tôi không nghĩ nó có liên quan đến dòng chảy magma, nó không giống như vậy. Ở Dabbahu, đó không chỉ là một vết nứt, mà là tập hợp rất nhiều các biến dạng kiến tạo" - ông cho biết.

"Tôi cũng không rõ nguyên nhân là gì? Khi ấy, có ai cảm thấy chấn động không? Nếu không có, rõ ràng nguyên nhân không phải là núi lửa và các mảng địa chất dịch chuyển".

Cập nhật: 26/03/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video